Rất nhiều bạn, bảo là “bị điếc” – không nghe nổi dù chỉ 1 từ tiếng Anh. Rồi các bạn đâm đầu vào hằng hà trăm ngàn tài liệu với mong muốn “bớt điếc” (chứ hổng dám nói là HẾT ĐIẾC). Nhưng….mãi mà sao vẫn không bớt điếc là thế nào? Lúc này, bạn đừng vội nản, hãy thử nhìn lại 5 nguyên nhân được bác sĩ ngôn ngữ bắt bài xem thử mình có phạm phải không nhé, một khi bắt trúng bệnh, thì việc chữa bệnh sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều nè.
Bật mí: cuối bài có quà tặng ❤
1️⃣. VỐN TỪ HẠN CHẾ
Lý do đầu tiên khiến bạn không thể nghe được là bạn không hiểu được hết nội dung nghe. Nếu có quá nhiều từ bạn không biết, thì bạn sẽ khó mà nghe hiểu hết được.
Trường hợp khác là bạn biết từ nhưng mà không nhận ra được từ đó khi nghe. Bởi vì khi gặp từ này, các bạn chỉ nhìn và tra nghĩa của từ đó, chứ chưa nghe từ đó được phát âm như thế nào, vì vậy nên tai nghe sẽ không quen.
Có một số từ bạn nắm được nghĩa cũng như cách phát âm, tuy nhiên chưa va chạm với từ đó đủ nhiều, nên khi nghe sẽ không nhận ra ngay lập tức, mà sẽ phải mất thời gian suy nghĩ và nhớ xem đó là từ gì.
2️⃣ CỐ GẮNG HIỂU TỪNG TỪ MỘT
Đây cũng chính là một tư duy sai lầm mà rất nhiều bạn mắc phải, rất nhiều bạn cho rằng phải hiểu từng từ một thì mới nắm được nội dung của cả đoạn nghe.
Nếu bạn cố gắng nghe từng từ, và khi gặp phải một từ mà mình không biết, chắc chắn bạn sẽ bị đứt mạch khi nghe vì mải nghĩ xem đó là từ gì, dẫn đến việc miss đi toàn bộ thông tin còn lại của bài nghe.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Khi nghe bạn hãy chú ý đến từ khoá, ngữ cảnh hay những kiến thức đã có sẵn từ trước, những yếu tố này sẽ giúp bạn nắm được ý chính của bài nghe. Do đó ta không cần hiểu hết từng từ
3️⃣ KHÔNG BIẾT NHIỀU CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
Bởi vì tiếng Anh là “second language” cho nên các cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh sẽ rất khác so với tiếng Việt. Và nếu không nắm chắc và hiểu các cấu trúc ngữ pháp thì rất khó để nghe hiểu được nội dung của bài nghe.
Ví dụ:
Bạn biết các từ “long”, “airport”, “take”, “how”, và chúng ta có câu sau: “How long does it take to get to the airport?”
Nếu như bạn biết tất cả các từ trong câu, nhưng không biết cấu trúc “How long does it take to (do something?”, thì bạn cũng khó có thể hiểu được nghĩa của câu trên.
Nghe là một kỹ năng mà bạn nhận thông tin một cách bị động, tức là không thể kiểm soát được mình sắp sửa nghe được thông tin gì. Và nếu như không nắm được ngữ pháp thì bạn sẽ khó lòng hiểu hết được đúng không nào?
4️⃣ NHIỀU GIỌNG KHÁC NHAU
Tiếng Việt có rất nhiều giọng nói ở các vùng miền khác nhau, và tiếng Anh cũng như vậy. Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 66% người học tiếng Anh đều cho rằng giọng nói – “accent” là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến việc nghe hiểu. Một từ có thể được phát âm theo rất nhiều cách khác nhau, tuỳ vào từng vùng.
Nếu như bạn đã quen với Anh-Mỹ, thì bạn sẽ khó nghe được tiếng Anh – Ấn, hay tiếng Anh-Anh bởi vì bạn không thể nhận biết được âm đó đã bị biến đổi như thế nào, hoặc bạn mất rất nhiều thời gian mới có thể nhận ra được những âm này
5️⃣. THIẾU BACKGROUND KNOWLEDGE – KIẾN THỨC NỀN
Kiến thức nền là kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như: khoa học, văn hoá, kinh tế, chính trị, tôn giáo,… Trong đó, kiến thức về văn hoá là quan trọng nhất bởi vì nó gây ảnh hưởng nhiều đến yếu tố giao tiếp.
Văn hoá và ngôn ngữ luôn gắn liền với nhau. Sự khác biệt về văn hoá chắc chắc sẽ ảnh hưởng tới không chỉ nghe mà còn rất nhiều yếu tố khác trong tiếng Anh nữa.
Vì vậy kiến thức nền về văn hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc nghe hiểu tiếng Anh. Khi nghe bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ được tiếp xúc với bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống. Nắm được phần nào kiến thức nền sẽ giúp bạn đoán và hiểu được lời nói của người bản xứ.
Vậy các phương pháp để cải thiện được kỹ năng này là gì? Các bạn nhớ theo dõi bài viết sau nhé