VIÊM PHỔI DO VI TRÙNG










VIÊM PHỔI DO VI TRÙNG

BS Lê Tự Quốc Dũng Khoa Hô hấp

1. Định nghĩa

– Là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi

– Tác nhân gây bệnh thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú: Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Hemophillus Influenzae, Chlamydia pneumoniae, Moraxella catarrhalis, bệnh nhân HIV có thể hiện diện Pneumocystis carinii.

– Streptococcus pneumonia là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phổi cộng đồng

– Mycoplasma pneumoniae được tìm thấy ở khoảng 20% bệnh nhân ngoại trú viêm phổi cộng đồng trong nhóm người trẻ

2. Phân loại (bệnh nhân ngoại trú)

– Bệnh nhân ngoại trú , không bệnh đồng thời và không có yếu tố nguy cơ phế cầu kháng thuốc (nhóm I)




– Bệnh nhân ngoại trú , có bệnh đồng thời (bệnh thận, gan, tim, phổi mạn, đái tháo đường, nghiện rượu, ung thư, cắt lách, ức chế miễn dịch) sử dụng kháng sinh trong 3 tháng trước và/hay có yếu tố nguy cơ phế cầu kháng thuốc (nhóm II)

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán

– Sốt: > 37, 80C , có thể có sốt rét run

– Thở nhanh> 20 lần/phút

– Nhịp tim > 100 lần/phút

– Ho mới xuất hiện có hay không có khạc đàm

– Thay đổi màu sắc đàm ở bệnh nhân ho mạn tính

– Đau ngực kiểu màng phổi

– Khám phổi: ran nổ, ran ẩm hoặc hội chứng đông đặc

– Công thức máu: Bạch cầu tăng> 10000/mm3 hoặc <4000/mm3

– XQuang: hình thâm nhiễm đám mờ hoặc nốt mờ gợi ý viêm phổi hoặc hình ảnh của viêm phổi thùy đặc trưng bởi hnh mờ tương đối đồng nhất chiếm 1 thùy hoặc phân thùy có hình ảnh đường hơi phế quản bên trong (air -bronchogram)

– CT scanner chỉ định trong trường hợp khó khăn trong chẩn đoán

4. Hướng điều trị

– Viêm phổi điều trị ngoại trú thường dựa vào kinh nghiệm hơn là vi khuẩn học

– Dựa vào phân loại bệnh nhân:

* Nhóm I: Macrolide , Amoxicillin liều cao

* Nhóm II:

• Co – amoxiclav or Sultamicillin

• Cephalosporins (thế hệ 2) hoặc

• Macrolides phổ rộng hoặc

• Fluoroquinolone hô hấp

• Beta – lactam + Macrolide

– Liều lượng:

* Macrolide:

• Azithromycine: 500mg uống / ngày X 3 ngày (hoặc 500mg ngày đầu và 250mg cho 4 ngày tiếp theo)

• Clarythromycine: 250 – 500mg ngày 2 lần

• Erythromycin: 500 – 1000mg ngày 4 lần

* Fluoroquinolone hô hấp:

• Levofloxacine: 500mg mỗi ngày

• Moxifloxacine : 400mg ngày 2 lần

* Beta – lactam:

Thế hệ 2:

• Cefaclor : 500mg ngày 3 lần

• Cefuroxime: 500mg ngày 2 lần Thế hệ 3:

• Cefdinir: 100mg ngày 3 lần hoặc 300mg ngày 2 lần




• Cefixime: 200mg ngày 2 lần

• Cefpodoxime: 200mg ngày 2 lần

* Beta – lactam/ betalactamase inhibitor:

• Amoxicillin/clavulanic acid (Co – amoxiclav): 1g ngày 2 lần, liều cao ngày 4g

• Ampicillin/sulbactam (Sultamicillin) : 375 – 750mg ngày 2 lần

* Amoxicillin liều cao 1g ngày 3 lần

5. Theo dõi và dặn dò bệnh nhân

– Nghỉ ngơi

– Vật lý trị liệu, vỗ lưng khi khó ho khạc

– Giữ ấm cổ ngực, tránh khói bụi thuốc lá

– Tiêm chủng phòng phế cầu và Hemophillus Influenzae (ở người già có thể làm giảm tỷ lệ nhập viện của viêm phổi do Hemophillus Influenzae 48 – 57%)

6. Tiêu chuẩn nhập viện

– Thang điểm CURB – 65

Ký hiệu

Tiêu chuẩn

C

Thay đổi ý thức

U

Ure máu > 7 mmol/ lít

R

Nhịp thở > 30 lần/ phút

B

Huyết áp tâm trương < 60 mmHg

65

Tuổi ≥ 65

– Có nhiều thang điểm để đánh giá độ nặng của viêm phổi như: Fine và CS (1997), thang điểm PORT… Hội lồng ngực Anh đưa ra thang điểmCURB 65 ≥ 2 đơn giản dễ áp dụng trên lâm sàng bệnh nhân đến bệnh viện, điều trị và theo dõi nội trú. Nếu tổng điểm CURB > 4 nên xem xét điều trị tại khoa hồi sức.

 

BÀI GIẢNG PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO VI TRÙNG









Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *