CAO HUYẾT ÁP VÀ THAI
1. Thể lâm sàng thường gặp nhất trong cao huyết áp và thai là:
a. Cao huyết áp đơn thuần.
b. Cao huyết áp do thai (tiền sản giật).
c. Cao huyết áp mãn và thai.
d. Cao huyết áp mãn nặng lên do thai.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
2. Nói về “cao huyết áp đơn thuần”: (chọn nhiều câu)
a. Chỉ có cao huyết áp không kèm theo protein niệu.
b. Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
c. Không bao giờ gây sản giật.
d. Biến mất trước tuần thứ 12 sau sanh.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng.
b. Đúng. Chỉ có cao huyết áp mãn và thai ; Cao huyết áp mãn nặng lên do thai là có huyết áp cao trước tuần thứ 20.
c. Sai. Tất cả các trường hợp cao huyết áp trong thai kỳ đều có thể gây sản giật.
d. Đúng.
3. Nói về “Tiền sản giật”: (chọn nhiều câu)
a. Cao huyết áp có kèm theo protein niệu.
b. Xuất hiện trước tuần thứ 20.
c. Có thể có nhiều biến chứng.
d. Protein niệu sẽ không biến mất sau khi chấm dứt thai kỳ.
Đáp án: A, C.
a. Đúng.
b. Sai. Xuất hiện sau tuần thứ 20 (trừ thai trứng và song thai)
c. Đúng. Biến chứng: (1) sản giật; (2) nhau bong non; (3) xuất huyết não; (4) phù phổi cấp; (5) rối loạn đông máu; (6) suy thận; (7) thai suy dinh dưỡng trong tử cung; (8) thai suy cấp trong chuyển dạ; (9) thai chết trong tử cung . . .
d. Sai. protein niệu sẽ biến mất sau sanh 12 tuần.
4. Test nào sau đây giúp dự đoán sản phụ có nguy cơ bị tiền sản giật:
a. Shiller test.
b. Hunter test.
c. Roll over test.
d. Hypertension test.
Đáp án: C.
a. Sai. Được sử dụng trong soi cổ tử cung.
b. Sai. Được sử dụng trong chẩn đoán nguyên nhân gây hiếm muộn.
c. Đúng. Đo huyết áp khi sản phụ nằm ngữa và nằm nghiêng trái. Nếu huyết áp chênh lệch > 20 mmHg. Sản phụ có nguy cơ bị cao huyết áp trong thai kỳ.
d. Sai. Không có.
5. Tiền sản giật có thể gây các biến chứng sau: (chọn nhiều câu)
a. Nhau bong non.
b. Thai suy.
c. Sản giật.
d. Nhồi máu cơ tim.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
Biến chứng có thể xảy ra: (1) sản giật; (2) nhau bong non; (3) xuất huyết não; (4) phù phổi cấp; (5) rối loạn đông máu; (6) suy thận; (7) thai suy cấp trong chuyển dạ; (8) thai suy dinh dưỡng trong tử cung; (9) thai chết trong tử cung . . .
6. Xét nghiệm nào NÊN làm trong trường hợp tiền sản giật (chọn nhiều câu)
a. Protein niệu.
b. Leucithin/ Spingomyeline
c. AST, ALT.
d. Acid uric.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
Trong những trường hợp tiền sản giật nên làm các xét nghiệm sau: Công thức máu (chú ý số lượng tiểu cầu); Hóa học máu (AST, ALT, LDH, Acid uric, ure, creatinine . . ); Nước tiểu (protein, hồng cầu . . .)
7. Xét nghiệm nước tiểu trong cao huyết áp và thai: (chọn nhiều câu)
a. Giúp chẩn đoán phân biệt cao huyết áp đơn thuần và tiền sản giật.
b. Giúp tiên lượng tình trạng nặng của bệnh.
c. Giúp đánh giá chức năng thận.
d. Giúp phát hiện sớm sản giật.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
8. Những thay đổi nào sau đây có thể xảy ra trong tiền sản giật: (chọn nhiều câu)
a. Protein/ máu giảm.
b. Creatine tăng.
c. Tiểu cầu giảm.
d. AST, ALT giảm.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
9. Những trường hợp nào sau đây được phân loại là tiền sản giật nặng: (chọn nhiều câu)
a. Huyết áp > 160/110 mmHg.
b. Thai suy dinh dưỡng trong tử cung.
c. Đau thượng vị.
d. Đạm niệu 1+.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
Các dấu hiệu giúp chẩn đoán tiền sản giật nặng:
Triệu chứng cơ năng: (1) có nhức đầu; (2) có đau thượng vị; (3) có hoa mắt
Lâm sàng: (1) huyết áp tâm trương > 110 mmHg; (2) có co giật; (3) thai chậm phát triển
trong tử cung; (4) có thiểu niệu; (5) có phù phổi.
Cận lâm sàng: (1) Protein/ nước tiểu > 2+; (2) Creatinine tăng; (3) tiểu cầu giảm; (4) men gan tăng.
10. Thuốc hạ áp được dùng để điều trị tiền sản giật là: (chọn nhiều câu)
a. Hydralazine.
b. Furosemid.
c. a Methyldopa.
d. Ức chế men chuyển.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
11. Trong tiền sản giật, nếu…..thì nên chấm dứt thai kỳ: (chọn nhiều câu)
a. Huyết áp > 160/ 100 mmHg.
b. Có sản giật.
c. Có hội chứng HELLP.
d. Protein niệu 2 +.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
Những trường hợp có chỉ định chấm dứt thai kỳ trong tiền sản giật là: (1) xuất hiện các biến chứng: sản giật, hội chứng HELLP, nhau bong non, phù phổi cấp . . .; (2) điều trị nội khoa 24 giờ không hiệu quả . . .
12. Trong tiền sản giật: (chọn nhiều câu)
a. Bilirubin có thể giảm.
b. AST, ALT có thể tăng.
c. Tiều cầu có thể giảm.
d. Hct có thể tăng.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
13. Trong tiền sản giật chỉ dùng Furosemid khi: (chọn nhiều câu)
a. Sản phụ phù nhiều.
b. Sản phụ bị phù phổi cấp.
c. Sản phụ bị thiểu niệu.
d. Sản phụ bị mờ mắt.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
14. Các triệu chứng trong hội chứng HELLP là: (chọn 1 hoặc nhiều câu)
a. Tán huyết.
b. Tăng acid uric.
c. Tăng men gan.
d. Giảm tiểu cầu.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
15. Trong tiền sản giật khi sản phụ than đau hạ sườn phải, nguyên nhân NEN được nghĩ đến đầu tiên là:
a. Sản phụ bị đau dạ dày.
b. Sản phụ bị sỏi túi mật.
c. Sản phụ bị xuất huyết trong bao gan.
d. Sản phụ bị viêm tụy cấp.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
16. Biểu hiện nào sau đây báo hiệu có thể xảy ra cơn sản giật: (chọn nhiều câu)
a. Đau thượng vị nhiều.
b. Nhức đầu nhiều.
c. Phù nhiều.
d. Mờ mắt nhiều.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
17. Nói về sản giật: (chọn nhiều câu)
a. Là biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật.
b. Chỉ xảy ra khi HA> 160/ 110 mmHg.
c. Có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi.
d. Hiện nay chưa có thuốc phòng ngừa cơn sản giật.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng. Tiền sản giật có nhiều biến chứng nguy hiểm: (1) sản giật; (2) nhau bong non; (3) xuất huyết não; (4) phù phổi cấp; (5) rối loạn đông máu; (6) suy thận; (7) thai suy cấp trong chuyển dạ; (8) thai suy dinh dưỡng trong tử cung; (9) thai chết trong tử cung . . .
b. Sai. Có thể xảy ra khi HA 140/ 90 nnHg.
c. Đúng.
d. Sai. Thuốc phòng ngừa cơn sản giật là Sulfate Magnesium.
18. Nói về sản giật: (chọn nhiều câu)
a. Huyết áp càng cao thì nguy cơ xuất hiện sản giật càng nhiều.
b. Không có dấu hiệu báo trước.
c. Sau cơn giật sản phụ có thể bị hôn mê.
d. Cơn sản giật rất giống với cơn co giật do động kinh.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
19. Nói về sản giật: (chọn nhiều câu)
a. Là biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật.
b. Có thể xảy ra trước, trong và sau sanh.
c. Sản phụ có thể bị nhiều cơn sản giật.
d. Sản giật chỉ xảy ra khi huyết áp >160/100 mmHg.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
20. Khi sản phụ lên cơn sản giật: (chọn nhiều câu)
a. Có thể bị hôn mê sau cơn giật.
b. Có thể bị té và chấn thương.
c. Có thể bị xuất huyết não.
d. Có thể bị liệt cơ hô hấp.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
21. Khi sản phụ lên cơ sản giật, điều nào sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Giữ chặc sản phụ.
b. Dùng cây chèn lưỡi.
c. Dùng thuốc cắt cơn giật.
d. Cho thở oxy.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
22. Thuốc dùng để cắt cơn sản giật là:
a. Hydralazine.
b. Sulfate Magnesium
c. Furosemid.
d. Seduxen.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
23. Tác dụng của Sulfate Magnesium là: (chọn nhiều câu)
a. Giảm cơn co tử cung.
b. Hạ áp.
c. Phòng ngừa cơn sản giật.
d. Cắt cơn sản giật.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
24. Thuốc Sulfate Magnesium có hàm lượng: (chọn 1 hoặc nhiều câu)
a. 10%. b. 15%. c. 20%. d. 50%.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
25. Khi được tiêm Sulfate Magnesium sản phụ sẽ cảm thấy . . . nơi tiêm:
a. Lạnh. b. Nóng. c. Tê. d. Ngứa.
Đáp án B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
26. Liều tấn công của Sulfate Magnesium là:
a. 1 – 2 g. b. 4 – 6 g. c. 8 – 10 g. d. 12 – 14 g.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
27. Liều duy trì của Sulfate Magnesium là:
a. Mỗi 0,5g/ giờ. b. Mỗi 1g/ giờ. c. Mỗi 1,5g/ giờ. d. Mỗi 2g/ giờ.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
28. Điều kiện để dùng Sulfate Magnesium: (chọn nhiều câu)
a. Có phản xạ gân gối.
b. Nhịp thở > 16 lần/ phút.
c. Nước tiểu > 30 ml/giờ
d. Nhịp tim > 80 lần/ phút.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
29. Dùng thuốc đối kháng với Sulfate Magnesium khi:
a. Huyết áp tâm trương < 70 mmHg.
b. Mất phản xạ gân xương.
c. Có biểu hiện suy thận.
d. Khi có biểu hiện suy hô hấp.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
30. Thuốc đối kháng với Sulfate Magnesium là:
a. Calcium gluconat 10%.
b. Calcium carbonat 10%.
c. Calcium gluconat 15%.
d. Calcium carbonat 15%.
Đáp án: D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
—–0—–
HIV VÀ THAI
1. Những trường hợp nào sau đây có nguy cơ bị lây nhiễm HIV: (chọn nhiều câu)
a. Dùng chung bơm tiêm.
b. Hôn nhau.
c. Quan hệ tình dục.
d. Có thai (lây truyền từ mẹ sang con).
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
2. Đối với sản phụ bị nhiễm HIV: (chọn nhiều câu)
a. Có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
b. Nên đuợc dùng thuốc kháng virus.
c. Tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 100%.
d. Nên được mổ lấy thai và triệt sản.
Đáp án: A, B.
a. Đúng. Có thể mắc các bệnh khác như: lậu, giang mai, Herpes……
b. Đúng. Dùng thuốc kháng virus sẽ làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con.
c. Sai. Nếu không có áp dụng các biện pháp làm giảm sự lây truyền từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền là 15% – 40%
d. Đúng. Chỉ nên chỉ đinh mổ khi có chỉ định sản khoa.
3. Đối với sản phụ bị nhiễm HIV: (chọn nhiều câu)
a. Nên được tư vấn để chấm dứt thai kỳ (nếu cần).
b. Nên dược tư vấn các biện pháp làm giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.
c. Nên được tư vấn vấn đề cho con bú.
d. Nên được tư vấn các biện pháp tránh thai.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
4. HIV có thể ảnh hưởng lên thai kỳ: (chọn nhiều câu)
a. Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.
b. Tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.
c. Tăng nguy cơ thai quá ngày.
d. Tăng nguy cơ thai suy dinh dưỡng trong tử cung.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Tăng nguy cơ thai non tháng.
d. Đúng.
5. Những yếu tố nào sau đây làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con: (chọn nhiều câu)
a. Mẹ có dùng thuốc kháng virus.
b. Mẹ < 20 tuổi.
c. Mổ lấy thai.
d. Không cho con bú mẹ.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
Các yếu tố làm giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con: (1) mẹ có dùng thuốc kháng virus; (2) hạn chế hút thuốc; (3) hạn chế sinh hoạt tình dục bừa bãi; (4) tăng cường sức đề kháng cho mẹ (dùng vitamin A); (5) không có ối vỡ sớm; (6) mổ lấy thai; (7) không cho con bú.
6. Khi đỡ sanh 1 trường hợp mẹ bị nhiễm HIV, điều nào sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Bảo đảm vô trùng tuyệt đối.
b. Phá ối sớm để kết thúc chuyển dạ sớm.
c. Dùng forceps để rút ngắn giai đoạn 2 của chuyển dạ.
d. Lau sạch trẻ sau khi sổ thai.
Đáp án: A, D.
a. Đúng.
b. Sai. Thời gian ối vỡ càng lâu thì nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con càng cao.
c. Sai. Tránh sử dụng forceps hoặc giác hút để sanh giúp.
d. Đúng.
Chuẩn bị 1 trường hợp đỡ sanh mẹ bị nhiễm HIV:
– Bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối.
– Không phá ối sớm.
– Hạn chế cắt tầng sinh môn.
– Hạn chế giúp sanh bằng dụng cụ (nếu cần thì nên chọn forceps)
– Nhanh chóng cắt rốn và lau khô trẻ.
7. Đối với những trẻ có mẹ bị nhiễm HIV: (chọn nhiều câu)
a. Nên được hút sạch nhớt và tắm ngay sau sanh.
b. Nên được dùng thuốc kháng virus.
c. Nên được cho bú mẹ càng sớm càng tốt.
d. Nên được xác định xem có bị nhiễm HIV hay không?
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
Chăm sóc 1 trẻ có mẹ bị nhiễm HIV:
– Hạn chế những sang chấn cho trẻ trong quá trình chuyển dạ.
– Hút sạch nhớt và tắm cho trẻ ngay sau sanh.
– Dùng thuốc kháng virus.
– Không cho trẻ bú mẹ.
– Tầm soát xem trẻ có bị nhiễm HIV hay không?
—–0—–
CHĂM SÓC TRONG KHI CHUYỂN DẠ
1. Để đánh giá chuyển dạ có thuận lợi hay không, khi khám cổ tử cung cần phải kết hợp với . . . .: (chọn nhiều câu)
a. Cơn co tử cung.
b. Độ lọt ngôi thai.
c. Tim thai.
d. Màu sắc nước ối.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
2. Theo biểu đồ Friedman dành cho người con so, khi cổ tử cung mở 4 cm thì đầu sẽ lọt:
a. -2 – -1. b. 0 – +1. c. +1 – +2. d. +2 – +3.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
3. Khi cổ tử cung mở 4 cm, điều nào sau đây là bình thường: (chọn nhiều câu)
a. Có 3 cơn co trong 10 phút.
b. Cổ tử cung xóa 50%.
c. Ối dẹt.
d. Cổ tử cung trung gian.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
4. Khi có dấu hiệu đầu chồm vệ: (chọn nhiều câu)
a. Khung chậu có thể bị hẹp eo trên.
b. Khung chậu có thể bị hẹp eo giữa.
c. Khung chậu có thể bị hẹp eo dưới.
d. Khung chậu có thể bị hẹp toàn diện.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
5. Những trường hợp nào sau đây có thể gây dấu hiệu “đầu chồm vệ”: (chọn nhiều câu)
a. Não úng thủy.
b. Thai to.
c. Ngôi trán.
d. Ngôi ngang.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
6. Trong pha hoạt động của giai đoạn 1 chuyển dạ: (chọn nhiều câu)
a. Tốc độ mở cổ tử cung ở người con so là 1 cm.
b. Tốc độ mở cổ tử cung ở người con rạ là 1,2 cm.
c. Thường có 3 cơn co tử cung trong 10 phút.
d. Rất khó sờ được điểm mốc của ngôi thai.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
7. Khám âm đạo trong giai đoạn chuyển dạ cần đánh giá: (chọn nhiều câu)
a. Độ xóa mở của cổ tử cung.
b. Ối còn hay đã vỡ.
c. Ngôi thai và độ lọt.
d. Khung chậu trong.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
8. Trong chuyển dạ nếu cho sản phụ rặn sớm sẽ làm . . . : (chọn nhiều câu)
a. Đầu thai cúi không tốt.
b. Cổ tử cung phù nề.
c. Sản phụ mệt mỏi.
d. Tổn thương đường sinh dục.
Đáp án: B, C, D.
a. Sai.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng. Nếu thai sổ khi cổ tử cung chưa mở trọn hoặc tầng sinh môn chưa giãn thì có thể làm rách cổ tử cung hoặc âm đạo – tầng sinh môn.
9. Các dấu hiệu sau đây giúp chẩn đoán nhau bong: (chọn nhiều câu)
a. Nghiệm pháp bong nhau (+).
b. Mạch máu dây rốn ngừng đập.
c. Sờ thấy bánh nhau trong âm đạo.
d. Nhìn thấy khối cầu an toàn.
Đáp án B.
a. Đúng. Nghiệm pháp bong nhau: dùng 1 bàn tay để trên xương vệ và đẩy ngược tử cung lên trên đồng thời ta quan sát dây rốn. Nếu dây rốn bị kéo lên trên thì nhau chưa bong (nghiệm pháp âm tính); nếu dây rốn không bị kéo lên trên thì nhau đã bong (nghiệm pháp dương tính).
b. Sai.
c. Đúng.
d. Đúng.
10. Nói về “chuyển dạ kéo dài”: (chọn nhiều câu)
a. Nguyên nhân có thể là cơn co tử cung không tốt.
b. Tất cả trường hợp chuyển dạ kéo dài ở giai đoạn sổ thai đều phải mổ lấy thai.
c. Chuyển dạ kéo dài có thể gây băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
d. Ngôi bất thường là 1 trong những nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng. Nguyên nhân chuyển dạ kéo dài có thể là: (1) cơn co tử cung không tốt; (2) ngôi bất thường; (3) kiểu thế bất thường; (4) bất xứng đầu chậu . . .
b. Sai. Có thể can thiệp bằng thủ thuật forceps, giác hút.
c. Đúng. Chuyển dạ kéo dài có thể gây 1 số biến chứng sau: (1) băng huyết sau sanh do đờ tử cung; (2) nhiễm trùng ối; (3) suy thai; (4) mẹ kiệt sức . . .
d. Đúng. Ngôi bất thường là: ngôi mông, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt.
11. Trong giai đoạn sổ thai, nếu cơn co tử cung thưa, thuốc được dùng để tăng co là:
a. Cytotec . b. Methergin®. c. Hydralazin®. d. Oxytocin®.
Đáp án D.
Cytotec®, Methergin®,Oxytocin® đều là những thuốc làm tăng co bóp cơ tử cung tuy nhiên: Cytotec®: (1) làm mềm cổ tử cung khởi phát chuyển dạ, (2) phòng ngừa băng huyết sau sanh; (3) điều trị băng huyết sau sanh do đờ tử cung. Không dùng để điều chỉnh cơn co tử cung.
Methergin®: (1) điều trị băng huyết sau sanh do đờ tử cung, (2) phòng ngừa băng huyết sau sanh. Không dùng để điều chỉnh cơn co tử cung.
Oxytocin®: (1) khởi phát chuyển dạ, (2) phòng ngừa băng huyết sau sanh; (3) điều trị băng huyết sau sanh do đờ tử cung; (4) sanh chỉ huy.
Hydralazin (Hydrapres®): thuốc hạ áp.
12. Để giúp sản phụ rặn sanh có hiệu quả, những điều sau đây NÊN làm: (chọn câu đúng):
a. Khuyên sản phụ không nên rặn khi cổ tử cung chưa mở trọn.
b. Trong giai đoạn sổ thai chỉ rặn khi có cơn co tử cung.
c. Cố gắng rặn dài hơn (3 hơi liên tục).
d. Khuyên sản phụ ưỡn lưng càng nhiều thì sức rặn càng tốt.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
Hướng dẫn sản phụ rặn trong giai đoạn sổ thai:
– Giữa các cơn co tử cung sản phụ cố gắng hít thở đều.
– Khi có cơn co tử cung sản phụ hít 1 hơi thật sâu sau đó cố gắng rặn (cong người lên).
– Thời gian rặn khoảng 30 giây.
– Sau đó nhanh chóng hít sâu và rặn 1 lần nữa.
– Tiếp tục cho đến khi hết cơn co.
13. Trong chuyển dạ, để tránh làm cổ tử cung phù nề : (chọn nhiều câu)
a. Khuyên sản phụ không nên rặn sớm.
b. Tránh thăm khám âm đạo nhiều.
c. Bấm ối sớm để đầu thai nhi áp vào cổ tử cung tốt.
d. Tạo cơn co tử cung tốt.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
14. Để giúp sổ thai tốt, những điều sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Tạo cơn co tử cung tốt.
b. Thông tiểu.
c. Hướng dẫn sản phụ rặn đúng cách.
d. Đẩy bụng khi có cơn co tử cung.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
15. Trong chuyển dạ khi đang ở giai đoạn 2, điều nào sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Khuyên sản phụ hít thở sâu giữa 2 cơn co tử cung.
b. Truyền oxytocin nếu cơn co tử cung thưa.
c. Hướng dẫn sản phụ cách rặn khi có cơn co tử cung.
d. Cắt tầng sinh môn khi bắt đầu cho đầu thai nhi ngữa.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
16. Đánh giá mối tương quan giữa độ mở của cổ tử cung và độ lọt của ngôi thai dựa vào:
a. Chỉ số Bishop.
b. Biểu đồ Friedman.
c. Chỉ số Apgar.
d. Chỉ số Manning.
Đáp án: B.
a. Sai. Đánh giá khả năng thành công khi khởi phát chuyển dạ.
b. Đúng.
c. Sai. (1) lựa chọn phương pháp hồi sức sơ sinh; (2) đánh giá hiệu quả của hồi sức sơ sinh
d. Sai. Đánh giá sức khỏe của thai nhi.
17. “Lọt không đối xứng” có nghĩa là:
a. Thóp trước và thóp sau không lọt cùng 1 lúc.
b. Hai bướu đỉnh không lọt cùng 1 lúc.
c. Độ mở cổ tử cung và độ lọt của ngôi thai không phù hợp theo biểu đồ Friedman.
d. Thai không lọt theo đường kính mỏm nhô – hậu vệ.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
18. Nói về “lọt không đối xứng”: (chọn nhiều câu)
a. Biểu hiện sự mất tương xứng giữa khung chậu và đầu thai nhi.
b. Chẩn đoán lọt không đối xứng trên lâm sàng là sờ thấy thóp trước dễ hơn thóp sau.
c. Có thể gây chuyển dạ kéo dài.
d. Chỉ có thể chẩn đoán khi cổ tử cung mở trọn.
Đáp án: A, C.
a. Đúng.
b. Sai. Thường chẩn đoán là đầu cúi không tốt hoặc ngôi thóp trước.
c. Đúng.
d. Sai.
19. Khi cổ tử cung mở 4 cm, yếu tố nào sau đây bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu – các yếu tố này không liên quan với nhau)
a. Có 2 cơn co tử cung trong 10 phút.
b. Đầu lọt -1.
c. Cổ tử cung xóa 50%.
d. Hai gai hông nhọn.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
20. Khi cổ tử cung mở 5 cm, sờ thấy thóp sau, yếu tố nào sau đây bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu – các yếu tố này không liên quan với nhau)
a. Thóp sau ở vị trí 8 giờ.
b. Đầu lọt +1.
c. Sờ chạm thóp sau và thóp trước.
d. Có dấu hiệu chồng xương 2+.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
21. Khi cổ tử cung mở 1 cm, yếu tố nào sau đây bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu – các yếu tố này không liên quan với nhau)
a. Ôi vỡ giờ thứ 2 nước ối trắng đục.
b. Đường kính mỏm nhô – hậu vệ: 10 cm.
c. Cơn co tử cung (-)
d. Không sờ chạm thóp sau.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
22. Ôi vỡ giờ thứ 10, yếu tố nào sau đây bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu – các yếu tố này không liên quan với nhau)
a. Nước ối trắng đục.
b. Sờ chạm thóp trước.
c. Tim thai 165 lần/ 1 phút.
d. Monitoring sản khoa có nhịp giảm bất định.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
23. Khi cổ tử cung mở trọn, đầu lọt +2, yếu tố nào sau đây bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu – các yếu tố này không liên quan với nhau)
a. Hai gai hông nhọn.
b. Thóp sau ở vị trí 5 giờ.
c. Có 2 cơn co tử cung trong 10 phút.
d. Sờ chạm 2 thóp.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
24. Khi cổ tử cung mở trọn, đầu lọt +2, yếu tố nào sau đây bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu – các yếu tố này không liên quan với nhau)
a. Tiền căn băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
b. Tiền căn sanh con bị dây rốn quấn cổ.
c. Góc vòm vệ thấp.
d. Góc vòm vệ nhọn.
Đáp án C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
25. Khi cổ tử cung mở trọn. Hãy chọn phương pháp chấm dứt thai kỳ phù hợp (nếu có nhiều phương pháp phù hợp hãy chọn theo thứ tự sau)
A. Hướng dẫn sản phụ rặn có hiệu quả.
B. Giúp sanh bằng forceps.
C. Giúp sanh bằng giác hút.
D. Mổ lấy thai.
1. Sờ chạm thóp trước.
2. Đầu lọt 0, có bướu huyết thanh to.
3. Đầu lọt +2, chẩm vệ, mẹ có vết mổ lấy thai cũ (ngang đoạn dưới).
4. Đầu lọt +2, bướu huyết thanh to, không xác định được kiểu thế.
5. Đầu lọt +2, phân su sệt, kiểu thế ngang.
6. Đầu lọt +2, chẩm vệ.
Đáp án: 1_D; 2_D; 3-B; 4_D; 5_D; 6-A.
—– 0 —–
NGÔI BẤT THƯỜNG
1. Trong chuyển dạ, ngôi bất thường có thể gây các biến chứng sau: (chọn nhiều câu)
a. Chuyển dạ ngưng tiến triển.
b. Sa dây rốn.
c. Ối vỡ sớm.
d. Thuyên tắc ối.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
2. Nguyên tắc xử trí ngôi bất thường là: (chọn nhiều câu)
a. Phải xác định xem thai nhi có bị dị dạng hay không?
b. Phải xác định xem khung chậu có bị hẹp hay không?
c. Theo dõi sanh ở nơi có điều kiện phẫu thuật.
d. Bấm ối sớm để tạo cơn co tốt giúp thai bình chỉnh tốt.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
3. Nói về ngôi mông điều nào sau đây NÊN làm:
a. Siêu âm để xác định thai nhi có bị não úng thủy hay vô sọ hay không.
b. Tạo cơn co tử cung tốt khi đỡ sanh ngôi mông.
c. Thực hiện thủ thuật Tsovyanov khi đỡ sanh ngôi mông.
d. Bấm ối khi cổ tử cung mở 4cm để chuyển dạ tốt hơn.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
4. Trong đỡ sanh ngôi mông, để tránh kẹt đầu hậu , những điều sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Tạo cơn co tử cung tốt.
b. Thực hiện thủ thuật Tsovyanov.
c. Cắt tầng sinh môn ở vị trí 6 giờ.
d. Nhờ 1 người ấn đáy tử cung khi sổ đầu.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
5. Biến chứng đáng sợ nhất trong đỡ sanh ngôi mông là?
a. Rách cổ tử cung.
b. Vỡ tạng trong ổ bụng của thai nhi.
c. Kẹt đầu hậu.
d. Gãy tay do hạ tay không đúng kỹ thuật.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
6. Mục đích của thủ thuật Tsovyanov là: (chọn nhiều câu)
a. Giúp đầu thai nhi cúi tốt.
b. Làm giảm sự chèn ép dây rốn.
c. Giúp tầng sinh môn giãn rộng.
d. Giúp cổ tử cung mở trọn.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
7. Điểm mốc của ngôi mông là:
a. Ụ ngồi. b. Hậu môn. c. Đỉnh xương cùng. d. Cơ quan sinh dục.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
8. Ngôi mông có thể lầm với:
a. Ngôi mặt. b. Ngôi trán. c. Ngôi thóp trước. d. Ngôi ngang.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
9. Thai đủ tháng, dạng nào của ngôi mông có thể sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu)
a. Ngôi mông đủ.
b. Ngôi mông thiếu kiểu mông.
c. Ngôi mông thiếu kiểu chân.
d. Ngôi mông thiếu kiểu gối.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
10. Nói về “ngôi mông”: (chọn nhiều câu)
a. Là ngôi thường gặp thứ 2 sau ngôi chẩm.
b. Không thể sanh ngả âm đạo.
c. Điểm mốc là đỉnh xương cùng.
d. Có 4 dạng ngôi mông.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng.
b. Sai. Có thể sanh ngả âm đạo nhưng có nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi.
c. Đúng.
d. Đúng. Bốn dạng: (1) ngôi mông đủ; (2) ngôi mông thiếu kiểu mông; (3) ngôi mông thiếu kiểu chân; (4) ngôi mông thiếu kiểu gối.
11. Nguyên nhân gây nên ngôi mông: (chọn nhiều câu)
a. Não úng thủy.
b. Nhân xơ tử cung.
c. Thai quá ngày.
d. Thai non tháng.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
Các nguyên nhân gây nên ngôi mông là: (1) thai non tháng; (2) song thai; (3) thiểu ối, đa ối; (4) thai dị dạng; (5) thai to; (6) khung chậu hẹp.
12. Nói về ngôi mông: (chọn nhiều câu)
a. Khám ngôi mông thường thấy ối phồng.
b. Cần phân biệt ngôi mông và ngôi mặt.
c. Sa dây rốn trong ngôi mông ít nguy hiểm hơn trong ngôi chẩm.
d. Ngôi mông thiếu kiểu chân dễ sa dây rốn hơn ngôi mông thiếu kiểu mông.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
13. Thủ thuật nào sau đây giúp cho đầu thai nhi cúi tốt: (chọn nhiều câu)
a. Mauriceau. b. Tsovyanov. c. Farabeauf. d. Miller.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
14. Thái độ xử trí trong một trường hợp ngôi mông: (chọn nhiều câu)
a. Cố gắng tránh làm vỡ ối sớm.
b. Tạo cơn co tử cung thật tốt.
c. Nên làm thủ thuật Tsovyanov trước khi cho thai sổ ra.
d. Nội xoay đại kéo thai nên được sử dụng đầu tiên khi đỡ sanh ngôi mông.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
15. Chuẩn bị cho cuộc đỡ sanh ngôi mông: (chọn nhiều câu)
a. Tạo cơn co tử cung thật tốt.
b. Thông tiểu.
c. Thực hiện thủ thuật Tsovyanov.
d. Chuẩn bị phương tiện hồi sức thật tốt.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
Để chuẩn bị cho cuộc sanh ngôi mông cần: (1) xác định chính xác dạng của ngôi mông; (2) khám khung chậu; (3) tạo cơn co tử cung thật tốt (có thể dùng oxytocin); (4) thông tiểu; (5) thực hiện thủ thuật Tsovyanov; (6) cắt tầng sinh môn; (7) chỉ can thiệp khi cần thiết; (8) chuẩn bị hồi sức sơ sinh.
16. Trong ngôi mông thai đủ tháng, trường hợp nào NÊN mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Ôi vỡ sớm. b. Con so. c. Vết mổ cũ. d. Thiểu ối.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
17. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xoay từ ngôi mông thành ngôi đầu : (chọn nhiều câu)
a. Thiểu ối.
b. Thai quá ngày.
c. Ôi vỡ.
d. Đã vào chuyển dạ sanh.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
18. Các yếu tố nào sau đây cần dựa vào để đánh giá xem ngôi mông có thể sanh ngả âm đạo hay không: (chọn nhiều câu)
a. Trọng lượng thai.
b. Kiểu thế của ngôi mông.
c. Kích thước của khung chậu
d. Tăng cân trong thai kỳ bao nhiêu ký.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
19. Khám thấy đỉnh xương cùng ở vị trí 4 giờ, kiểu thế là:
a. Cùng chậu trái trước.
b. Cùng chậu trái sau.
c. Cùng chậu phải trước.
d. Cùng chậu phải sau.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
20. Loại forceps được dùng trong đỡ đầu hậu khi sanh ngôi mông:
a. Simpson. b. Keilland. c. Piper. d. Babcook.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
21. Điểm mốc của ngôi mặt là:
a. Đỉnh mũi. b. Miệng. c. Cằm. d. Gò má.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
22. Nói về ngôi mặt: (chọn nhiều câu)
a. Là ngôi thường gặp sau ngôi chẩm.
b. Chỉ có thể sanh ngả âm đạo nếu là ngôi mặt cằm trước.
c. Dị dạng thai nhi là 1 nguyên nhân gây nên ngôi mặt.
d. Là 1 trong những nguyên nhân gây nên chuyển dạ kéo dài.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
23. Trong trường hợp ngôi mặt khám có thể thấy: (chọn nhiều câu)
a. Đầu chồm vệ.
b. Ngôi thai không lọt.
c. Sờ chạm gốc mũi.
d. Ối phồng.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
24. Ngôi mặt có thể gây: (chọn nhiều câu)
a. Ối vỡ sớm.
b. Chuyển dạ kéo dài.
c. Sa dây rốn khi ối vỡ.
d. Vỡ tử cung.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
25. Điểm mốc của ngôi trán là:
a. Đỉnh mũi. b. Mắt. c. Gốc mũi. d. Gò má.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
26. Điểm mốc của ngôi ngang là:
a. Mỏm vai. b. Xương đòn. c. Khuỷu tay. d. Hỏm nách.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
_____ 0 _____
THAI QUÁ NGÀY
1. Được gọi là “thai quá ngày” khi:
a. Tuổi thai > 41 tuần theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ.
b. Tuổi thai > 42 tuần theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ.
c. Trọng lượng thai > 4000g theo siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ.
d. Chiều dài xương đùi > 70 mm theo siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ.
Đáp án: A, B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
2. Để làm giảm tỷ lệ thai quá ngày: (chọn nhiều câu)
a. Xác định tuổi thai chính xác.
b. Sản phụ phải khám thai mỗi tháng 1 lần.
c. Sản phụ phải được siêu âm mỗi 2 tháng 1 lần.
d. Sản phụ phải nhập viện khi đã tới ngày dự sanh.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
3. Nói về “thai quá ngày” điều nào sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Chẩn đoán thai quá ngày dựa vào độ vôi hóa của bánh nhau trên siêu âm.
b. Chấm dứt thai kỳ bằng mổ lấy thai ở tất cả những trường hợp thai quá ngày.
c. Kiểm tra lượng nước ối bằng siêu âm.
d. Theo dõi bằng monitoring sản khoa trong quá trình chuyển dạ.
Đáp án: C, D.
a. Sai. Chẩn đoán thai quá ngày dựa vào tuổi thai được tính trong 3 tháng đầu thai kỳ.
b. Sai. Thai quá ngày vẫn có thể theo dõi sanh ngả âm đạo.
c. Đúng. Thai quá ngày có thể có thiểu ối (gây suy thai trong chuyển dạ).
d. Đúng. Thai quá ngày có nguy cơ cao gây suy thai trong chuyển dạ.
4. Sản phụ A, SA ngày 22/10/2007 kết quả là thai 8 tuần, trường hợp nào sau đây được gọi là “thai quá ngày”: (chọn nhiều câu)
a. Sản phụ nhập viện ngày 16/06/2008; vì đau trằn bụng.
b. Sản phụ nhập viện ngày 12/06/2008; vì siêu âm AFI = 4.
c. Sản phụ nhập viện ngày 26/06/2008; vì ối vỡ (nước ối màu vàng).
d. Sản phụ nhập viện ngày 22/06/2008; vì non stress test không đáp ứng.
Đáp án: C, D. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
5. Sản phụ A, con so. Nhập viện vào ngày 15/10/2008, trường hợp nào sau đây chẩn đoán là “thai quá ngày”:
a. Sản phụ có cảm giác thai máy lần đầu lúc 15/05/2008
b. Siêu âm lúc 15/02/2008, một phôi thai sống khoảng 8 tuần.
c. Bề cao tử cung 40 cm.
d. Ước lượng trọng lượng thai > 4000g.
Đáp án: A, B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
6. Dấu hiệu nào trên siêu âm giúp chẩn đoán thai quá ngày:
a. Nhau trưởng thành độ 3.
b. Nước ối kém thuần trạng.
c. Đường kính ngang bụng > 100 mm.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
7. Siêu âm một trường hợp nghi ngờ thai quá ngày, những yếu tố cần biết là: (chọn nhiều câu)
a. Thai đã trưởng thành hay chưa?
b. Bánh nhau có bị vôi hóa nhiều hay không?
c. Dây rốn có mấy mạch máu?
d. Có thiểu ối hay không?
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng. Nếu không có yếu tố xác định chính xác tuổi thai thì cần phải biết thai đã trưởng thành hay chưa để có thái độ xử trí phù hợp (SA có thể xác định được thai đã trưởng thành hay chưa?)
b. Đúng. Nếu bánh nhau bị vôi hóa nhiều sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn mẹ con.
c. Sai.
d. Đúng. Thiểu ối thường xảy ra ở những trường hợp thai quá ngày.
8. Điều nào bắt buộc phải xảy ra trong thai quá ngày, chọn câu SAI: (chọn nhiều câu)
a. AFI < 5.
b. BPD > 92 mm.
c. FL > 70 mm.
d. Trọng lượng thai > 4000g.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
9. Phượng tiện cận lâm sàng giúp chẩn đoán chắc chắn “thai quá ngày” là, chọn câu SAI: (chọn nhiều câu)
a. Soi ối.
b. Siêu âm thai.
c. Định lượng estriol/ nước tiểu.
d. Thử tỷ lệ^ L/S.
Đáp án: Tất cả đều sai. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
10. Trong thai quá ngày, điều nào sau đây có thể xảy ra: (chọn nhiều câu)
a. Cử động thai giảm.
b. Nước ối có màu vàng.
c. Thiểu ối.
d. Non stress test không có đáp ứng.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
11. Thai 41 tuần (SA 3 tháng cuối) + Non stress test không đáp ứng. Thái độ xử trí kế tiếp của anh (chị) là: (chọn nhiều câu)
a. Thực hiện đếm cử động thai.
b. Thực hiện mổ lấy thai.
c. Thực hiện stress test.
d. Thực hiện roll over test.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
12. Khi thai được 41 tuần (KC) nước ối có thể có màu: (chọn nhiều câu)
a. Trắng đục. b. Trắng trong. c. Vàng. d. Xanh.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
13. Trong “thai quá ngày” điều nào sau đây có thể xảy ra: (chọn nhiều câu)
a. Tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to.
b. Tăng nguy cơ trẻ hít phân su.
c. Tăng nguy cơ suy thai trong chuyển dạ.
d. Tăng nguy cơ thai tử vong trong chuyển dạ.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
14. Trong “thai quá ngày”, phương pháp chấm dứt thai kỳ nào là tốt nhất : (chọn nhiều câu)
a. Sanh thường.
b. Giúp sanh bằng forceps.
c. Giúp sanh bằng giác hút.
d. Mổ lấy thai.
Đáp án: A, B, C, D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
15. Trong “thai quá ngày”, trường hợp nào nên chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Siêu âm có AFI= 6.
b. Sản phụ có vết mổ lấy thai.
c. Stress test có đáp ứng.
d. Cử động thai giảm.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
16. Nói về “thai quá ngày” : (chọn nhiều câu)
a. Không được dùng oxytocin để giục sanh.
b. Nên đánh giá sức khỏe của thai bằng non stress test.
c. Thai quá ngày có thể gây sanh khó do thai to.
d. Thai quá ngày có thể gây thiểu ối.
Đáp án: A, B, C, D. a. Sai b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
_____ 0 _____
ỐI VỠ SỚM
1. Gọi là ối vỡ sớm:
a. Ối vỡ khi thai < 37 tuần.
b. Ối vỡ trước khi vào chuyển dạ giai đoạn hoạt động.
c. Ối vỡ khi đã vào chuyển dạ trước khi cổ tử cung mở trọn.
d. Ối vỡ khi thai chưa lọt.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
2. Những biến chứng có thể xảy ra sau khi ối vỡ là: (chọn nhiều câu)
a. Chuyển dạ sanh non.
b. Sa dây rốn.
c. Nhiễm trùng ối.
d. Hội chứng hít phân su.
Đáp án: A, B, C.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai. Hội chứng hít phân su chỉ xảy ra khi có nhiều phân su trong nước ối trong những trường hợp suy thai.
Những biến chứng có thể xảy khi ối vỡ là: (1) sa dây rốn; (2) nhiễm trùng ối; (3) sanh non (nếu thai non tháng); (4) ngôi bất thường.
3. Nói về ối vỡ sớm: (chọn nhiều câu)
a. Ối vỡ khi đã vào chuyển dạ trước khi cổ tử cung mở trọn.
b. Khi ối vỡ > 6 giờ có khả năng nhiễm trùng ối.
c. Thai quá ngày là yếu tố nguy cơ dẫn đến ối vỡ sớm.
d. Ối vỡ sớm có thể làm thai nhi bình chỉnh không tốt.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Yếu tố nguy cơ: đa thai, đa ối, ngôi bất thường, viêm nhiễm âm đạo.
d. Đúng.
4. Điều nào sau đây NÊN làm ngay sau khi ối vỡ: (chọn nhiều câu)
a. Khám âm đạo xem có sa dây rốn hay không?
b. Xem màu sắc nước ối như thế nào?
c. Khám để xác định giai đoạn chuyển dạ.
d. Siêu âm để đo lượng nước ối, nếu thiểu ối thì mổ lấy thai.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
5. Để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ối, những điều sau đây NÊN làm sau khi ối vỡ: (chọn nhiều câu)
a. Hạn chế thăm âm đạo.
b. Cho kháng sinh.
c. Làm vệ sinh âm đạo bằng nước sạch.
d. Băng vệ sinh sạch.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
6. Nói về ối vỡ sớm: (chọn nhiều câu)
a. Thai càng non tháng thì thời gian chuyển dạ tự nhiên sau khi ối vỡ càng lâu.
b. Ôi vỡ càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng ối càng tăng.
c. Để tránh ối vỡ sớm thì sản phụ không nên vận động nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ.
d. Ôi vỡ là 1 yếu tố bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
7. Trường hợp nào sau đây NÊN mổ lấy thai ngay sau khi ối vỡ: (chọn nhiều câu)
a. Thai 41 tuần (SA 3 tháng cuối).
b. Tiền căn có mổ lấy thai.
c. Sờ chạm thóp trước.
d. Sờ chạm dây rốn (còn đập).
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
8. Những trường hợp nào sau đây NÊN nghĩ sản phụ bị ối vỡ: (chọn nhiều câu)
a. Sản phụ khai ra nước nhiều.
b. Sản phụ khai ra nhớt hồng.
c. Khám âm đạo thấy nước chảy theo gant.
d. Khám thấy bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
9. Sau khi ối vỡ sớm đuợc 8 giờ, khám thấy tất cả các dấu hiệu đều bình thường, thái độ xử trí có thể là: (chọn nhiều câu)
a. Cho kháng sinh + Theo dõi tiếp chuyển dạ.
b. Cho kháng sinh + Mổ lấy thai.
c. Cho kháng sinh + Khởi phát chuyển dạ.
d. Theo dõi tiếp chuyển dạ.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
10. Sau khi ối vỡ 15 giờ, có biểu hiện nhiễm trùng ối, thái độ xử trí có thể là: (chọn nhiều câu)
a. Mổ lấy thai + cho kháng sinh sau mổ.
b. Cho kháng sinh + sanh chỉ huy.
c. Cho kháng sinh + theo dõi chuyển dạ.
d. Sanh chỉ huy.
Đáp án: A, B, C, D.
a. Đúng. Khi nhiễm trùng ối chúng ta nên theo dõi sanh ngả âm đạo. Tuy nhiên, nếu chỉ số Bishop thấp tiên lượng khả năng thất bại khi khởi phát chuyển dạ mổ lấy thai.
b. Đúng. Nếu cơn co chưa tốt thì có thể dùng oxytocin để điều chỉnh cơn co.
c. Đúng. Nếu cơn co tử cung đã tốt thì theo dõi chuyển dạ bình thường.
d. Sai.
11. Nói về nhiễm trùng ối: (chọn nhiều câu)
a. Chỉ xảy ra sau khi ối vỡ > 24 giờ.
b. Có thể gây nhiễm trùng hậu sản.
c. Biểu hiện lâm sàng: dịch ối hôi, mẹ bị sốt . . .
d. Có thể gây nhiễm trùng sơ sinh.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
12. Khi có ối vỡ, khuyên sản phụ NÊN: (chọn nhiều câu)
a. Vận động nhiều để dể sanh.
b. Giữ vệ sinh vùng âm hộ.
c. Mang băng vệ sinh vô trùng.
d. Dùng thuốc đặt âm đạo.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
13. Những trường hợp ối vỡ nào sau đây NÊN được mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Ôi vỡ > 24 giờ nhưng chưa có chuyển dạ.
b. Ôi vỡ > 16 giờ + dịch ối hôi.
c. Ôi vỡ + sờ chạm đỉnh xương cùng.
d. Ôi vỡ > 10 giờ + dịch ối có màu xanh.
Đáp án: C, D. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
14. Hãy sắp xếp chẩn đoán phù hợp với những tình huống sau đây:
A. Ôi vỡ non.
B. Ôi vỡ sớm.
C. Ôi vỡ thai già tháng.
D. Không rõ chẩn đoán.
1. Thai 40 tuần (KC) – Ôi vỡ màu vàng – Cổ tử cung 3 cm.
2. Thai 38 tuần (SA 3 tháng cuối) – Ôi vỡ màu xanh sệt – Cổ tử khép.
3. Thai 42 tuần (KC) – Ôi vỡ màu trắng đục – Cổ tử cung 2 cm.
4. Thai 34 tuần (SA 3 tháng đầu) – Ôi vỡ màu trắng trong – Cổ tử cung khép.
5. Thai 41 tuần (SA 3 tháng cuối) – Ôi vỡ màu vàng – Cổ tử cung khép.
6. Thai 33 tuần (KC) – Ôi vỡ màu trắng trong – Cổ tử cung 3 cm.
7. Thai 42 tuần (KC) – Ôi vỡ màu xanh sệt – Cổ tử cung 2 cm.
8. Thai 38 tuần (SA 3 tháng cuối) – Ôi vỡ màu vàng – Cổ tử cung 3 cm.
9. Thai 34 tuần (SA 3 tháng cuối) – Ôi vỡ màu vàng – Cổ tử cung 3 cm.
Đáp án: 1 – B; 2 – A; 3 – B; 4 – A; 5 – A; 6 – B; 7 – B; 8 – B; 9 – B.
—–0—–
XUẤT HUYẾT 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
1. Nguyên nhân gây xuất huyết ở 3 tháng cuối thai kỳ là: (chọn nhiều câu)
a. Nhau tiền đạo.
b. Nhau bong non.
c. Vỡ tử cung.
d. Mạch máu tiền đạo.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
2. Nhau bong non là nhau bong:
a. Trước tuần thứ 37.
b. Trước khi vào chuyển dạ giai đoạn hoạt động.
c. Trước khi sổ thai.
d. Trước khi có dấu hiệu bong nhau.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
3. Đặc điểm của nhau bong non là: (chọn nhiều câu)
a. Có nhiều hình thái lâm sàng.
b. Có thể gây tử vong cho mẹ.
c. Thường không gây xuất huyết âm đạo.
d. Điều trị triệt để là chấm dứt thai kỳ.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng. Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng ta có 4 mức độ: (1) thể ẩn; (2) thể nhẹ; (3) thể trung bình; (4) thể nặng
b. Đúng. Nguyên nhân gây tử vong cho mẹ là mất máu.
c. Sai. Gây xuất huyết âm đạo với những tính chất sau: (1) máu đỏ sậm và loãng; (2) lượng máu chảy ra không tương ứng với lượng máu mất.
d. Đúng.
4. Nguyên nhân gây nhau bong non là: (chọn nhiều câu)
a. Mẹ bị tiền sản giật.
b. Thai quá ngày.
c. Sanh nhiều lần.
d. Chấn thương vùng bụng.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
5. Tính chất chảy máu trong nhau bong non là: (chọn nhiều câu)
a. Chảy máu không kèm đau bụng.
b. Lượng máu chảy không tương ứng với lượng máu mất.
c. Máu đỏ sậm.
d. Máu không đông.
Đáp án: B, C, D.
a. Sai. Thường kèm với đau bụng và tử cung co cứng.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
6. Xét nghiệm nào sau đây NÊN làm khi có nhau bong non thể nặng: (chọn nhiều câu)
a. TP, TQ, TCK, fibrinogen.
b. Siêu âm đánh giá tuổi thai.
c. Nhóm máu.
d. Công thức máu, máu chảy, máu đông, tiểu cầu.
Đáp án: A, B, C, D.
a. Đúng. Nhau bong non thể nặng có thể gây rối loạn đông máu.
b. Sai. Trong nhau bong non thể nặng cần chấm dứt thai kỳ ngay bất chấp tuổi thai
c. Đúng. Nhau bong non thể nặng có thể phải truyền máu.
d. Đúng.
7. Khi xử trí 1 trường hợp nhau bong non cần phải nhớ rằng: (chọn nhiều câu)
a. Đây là 1 cấp cứu sản khoa.
b. Có thể phải mổ lấy thai dù thai đã chết.
c. Có thể phải cắt tử cung dù mẹ chưa đủ số con.
d. Các biến chứng sẽ biến mất sau khi chấm dứt thai kỳ.
Đáp án: A, B, C.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai. Các biến chứng của nhau bong non là. (1) rối loạn đông máu; (2) suy thận; (3) suy tuyến yên . . . vẫn còn tiếp diễn dù đã chấm dứt thai kỳ.
8. Mục đích của bấm ối trong nhau bong non là: (chọn nhiều câu)
a. Thúc đẩy chuyển dạ.
b. Xem màu sắc nước ối.
c. Hạn chế chảy máu sau nhau.
d. Giảm phóng thích thromboplastin vào hệ tuần hoàn.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
9. Trong nhau bong non chỉ theo dõi sanh ngả âm đạo khi:
a. Thai non tháng.
b. Thai đã chết.
c. Máu chảy ra khỏi âm đạo ít.
d. Mẹ chưa bị ảnh hưởng sức khỏe.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
10. Nói về “nhau tiền đạo”: (chọn nhiều câu)
a. Là nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết âm đạo ở 3 tháng cuối thai kỳ.
b. Thường xuất huyết âm đạo không kèm đau bụng.
c. Tất cả những trường hợp nhau tiền đạo đều phải mổ lấy thai.
d. Siêu âm có thể phát hiện được nhau tiền đạo.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng. Các nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết ở 3 tháng cuối thai kỳ là: nhau tiền đạo, nhau bong non, vỡ tử cung, mạch máu tiền đạo (vasa previa)
b. Đúng. Xuất huyết âm đạo do nhau tiền đạo thường không kèm đau bụng, xuất huyết có thể tự cầm và có thể tái phát nhiều lần.
c. Sai. Trường hợp nhau bám thấp, nhau bám mép (thể lâm sàng của nhau tiền đạo) có thể theo dõi sanh ngã âm đạo.
d. Đúng. Dựa vào mối liên quan giữa vị trí bánh nhau với cổ tử cung.
11. Đặc điểm xuất huyết của nhau tiền đạo là: (chọn nhiều câu)
a. Xuất huyết đột ngột, tái phát nhiều lần.
b. Xuất huyết kèm đau bụng.
c. Máu đỏ tuơi.
d. Có thể tự cầm.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
12. Nhau tiền đạo có thể làm: (chọn nhiều câu)
a. Xuất huyết trong thời kỳ mang thai.
b. Ngôi bất thường.
c. Sa dây rốn.
d. Dây rốn quấn cổ.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
13. Nói về nhau tiền đạo: (chọn nhiều câu)
a. Có thể gây xuất huyết âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào trong 3 tháng cuối thai kỳ.
b. Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán nhau tiền đạo.
c. Nguy cơ bị nhau tiền đạo tăng khi sản phụ đã có mổ lấy thai.
d. Lượng máu mất không tương ứng với lượng máu chảy ra âm đạo.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
14. Xử trí 1 trường hợp nhau tiền đạo trung tâm: (chọn nhiều câu)
a. Nên mổ lấy thai khi thai đã trưởng thành.
b. Có thể phải mổ lấy thai dù thai chưa trưởng thành.
c. Nhau bám mặt trước dễ mổ hơn nhau bám mặt sau.
d. Có thể phải cắt tử cung sau mổ lấy thai.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Nhau bám mặt sau dễ mổ hơn nhau bám mặt trước.
d. Đúng.
15. Những trường hợp sau đây có nguy cơ cao bị nhau tiền đạo: (chọn nhiều câu)
a. Tiền căn mổ lấy thai.
b. Tiền căn đa thai.
c. Tiền căn sanh nhiều lần.
d. Tiền căn hút nạo thai nhiều lần.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
16. Phẫu thuật trong trường hợp nhau tiền đạo: (chọn nhiều câu)
a. Nhau bám mặt trước sẽ khó phẫu thuật hơn mặt sau.
b. Vị trí thường chảy máu nhiều là đoạn dưới tử cung.
c. Nếu phải cắt tử cung chỉ cần cắt tử cung bán phần.
d. Mổ dọc thân tử cung tốt hơn mổ ngang đoạn dưới tử cung.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
17. Nhau tiền đạo có thể đi kèm với: (chọn nhiều câu)
a. Ngôi bất thường.
b. Nhau cài răng lược.
c. Phù gai nhau.
d. Bánh nhau phụ.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
18. Khi xử trí một trường hợp nhau tiền đạo cần biết: (chọn nhiều câu)
a. Có thể có nhau cài răng lược.
b. Có thể gây băng huyết sau sanh.
c. Có thể gây sa dây rốn sau khi ối vỡ.
d. Có thể người mẹ bị thiếu máu.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
19. Nói về vỡ tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Là 1/5 tai biến sản khoa.
b. Có thể gây tử vong cho mẹ và thai.
c. Thường gặp là vỡ tử cung trong chuyển dạ.
d. Dấu hiệu dọa vỡ thường gặp là ra huyết âm đạo Đáp án: A, B, C.
a. Đúng. Năm tai biến sản khoa là: (1) vỡ tử cung; (2) băng huyết sau sanh; (3) tiền sản giật, sản giật; (4) nhiễm trùng hậu sản; (5) uốn ván rốn.
b. Đúng.
c. Đúng. Vỡ tử cung trên tử cung có sẹo mổ cũ có thể vỡ trước khi chuyển dạ.
d. Sai. Các dấu hiệu có thể gặp là: (1) dấu hiệu vòng Banld; (2) dấu hiệu Frommel
20. Tỷ lệ vỡ tử cung trong chuyển dạ…..vỡ tử cung trong thai kỳ:
a. Ít hơn.
b. Bằng.
c. Nhiều hơn.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng.
21. Trường hợp nào sau đây có thể gây vỡ tử cung trong thai kỳ: (chọn nhiều câu)
a. Tử cung có vết mổ lấy thai.
b. Thai to.
c. Tiền căn có mổ thai ngoài tử cung đoạn kẽ.
d. Đa ối.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
22. Trường hợp nào sau đây có thể gây vỡ tử cung trong chuyển dạ: (chọn nhiều câu)
a. Thai to.
b. Sản phụ sanh nhiều lần.
c. Ngôi bất thường.
d. Đa ối.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
23. Trường hợp nào sẽ gây vỡ tử cung mà không có dấu hiệu dọa vỡ: (chọn nhiều câu)
a. Tiền căn mổ lấy thai.
b. Tiền căn mổ vì thai ngoài tử cung đoạn bóng vỡ.
c. Tiền căn mổ bóc nhân xơ tử cung.
d. Tiền căn mổ cắt phần phụ vì khối u buồng trứng.
Đáp án: A, C.
a. Đúng.
b. Sai. Trường hợp này chỉ cắt vòi trứng, không làm tổn thương tử cung.
c. Đúng.
d. Sai. Trường hợp này chỉ cắt vòi trứng, không làm tổn thương tử cung.
Những trường hợp sẽ gây vỡ tử cung mà không có dấu hiệu dọa vỡ khác là: (1) tiền căn mổ thai ngoài tử cung đoạn kẻ vỡ; (2) tiền căn thủng tử cung do nạo hút thai.
24. Trong dọa vỡ tử cung, biểu hiện lâm sàng nào xuất hiện trước khi có dấu hiệu vòng Banld:
a. Ra huyết âm đạo lượng nhiều.
b. Dấu hiện Frommel.
c. Cơn co tử cung dồn dập.
d. Nước tiểu có lẫn máu.
Đáp án: A, B, C, D. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
TỬ CUNG TO HƠN TUỔI THAI
1. Nguyên nhân làm cho tử cung to hơn tuổi thai ở ba tháng cuối thai kỳ là: (chọn nhiều câu)
a. Thai trứng. b. Đa thai. c. Thai to. d. Đa ối.
Đáp án: B, C, D.
a. Sai. Thai trứng thường được phát hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
Những nguyên nhân làm tử cung lớn hơn tuổi thai là: (1) nhớ nhầm ngày kinh cuối; (2) đa thai; (3) đa ối; (4) thai to.
2. Thai to có thể gây: (chọn nhiều câu)
a. Chuyển dạ kéo dài.
b. Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
c. Gãy xương đòn của trẻ sơ sinh.
d. Vỡ tạng trong ổ bụng của trẻ sơ sinh.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
3. Gọi là thai to khi:
a. Thai trên sản phụ bị tiểu đường.
b. Thai có đường kính lưỡng đỉnh > 95 mm.
c. Thai có trọng lượng > 4000g.
d. Thai có chiều dài xương đùi > 71 mm.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
4. Nói về thai to: (chọn nhiều câu)
a. Rất khó đáng giá chính xác 1 trường hợp thai to.
b. Biến chứng đáng sợ nhất là đầu cúi không tốt.
c. Bẻ gãy xương đòn là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị kẹt vai.
d. Thai quá ngày có thể làm thai to.
Đáp án: A, D.
a. Đúng.
b. Sai. Biến chứng đáng sợ nhất là kẹt vai.
c. Sai. Ngày nay có nhiều thủ thuật khác thay thế cho phương pháp bẻ gãy xương đòn.
d. Đúng. Một số yếu tố giúp nghĩ đến thai to. (1) tiền căn sanh con to; (2) mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ; (3) mẹ tăng cân nhiều trong thai kỳ (>15 kg); (4) bề cao tử cung tăng nhiều (> 35 cm).
5. Thai to có thể gây: (chọn nhiều câu)
a. Chuyển dạ kéo dài.
b. Xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ.
c. Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
d. Sót nhau sau sanh.
Đáp án: A, C.
a. Đúng.
b. Sai. Xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ. (1) nhau tiền đạo; (2) nhau bong non; (3) vỡ tử cung.
c. Đúng.
d. Sai.
Thai to có thể gây: (1) chuyển dạ kéo dài; (2) chuyển dạ ngưng tiến triển; (3) cơn co tử cung thưa; (4) băng huyết sau sanh do đờ tử cung; (5) tổn thương đường sinh dục.
6. Biến chứng nguy hiểm nhất khi cho sanh 1 trường hợp thai to là:
a. Đầu cúi kém.
b. Kẹt vai.
c. Vỡ tạng trong ổ bụng.
d. Gãy chân.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
7. Những yếu tố có thể giúp nghĩ đến thai to là: (chọn nhiều câu)
a. Mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ.
b. Bề cao tử cung to hơn tuổi thai.
c. Mẹ bị đa ối.
d. Tiền căn sanh con to.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
8. Nói về “đa ối”: (chọn nhiều câu)
a. Dị dạng thai là 1 trong những nguyên nhân gây đa ối.
b. Đa ối mãn ít gặp hơn đa ối cấp.
c. Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán đa ối.
d. Tiểu đường trong thai kỳ là 1 nguyên nhân gây đa ối.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng.
b. Sai. Đa ối mãn gặp nhiều hơn đa ối cấp.
c. Đúng.
d. Đúng.
9. Đặc điểm của đa ối là: (chọn nhiều câu)
a. Tử cung to hơn tuổi thai.
b. Tim thai khó nghe.
c. Nguy cơ sa dây rốn sau khi ối vỡ cao.
d. Có thể bị băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
10. Đa ối có thể gây: (chọn nhiều câu)
a. Chuyển dạ kéo dài.
b. Sa dây rốn.
c. Thai dị dạng.
d. Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
Đáp án: A, B,D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
11. Nguyên nhân gây đa ối là: (chọn nhiều câu)
a. Mẹ bị tiểu đường.
b. Dị dạng đường tiết niệu của thai nhi.
c. Dị dạng đường tiêu hóa của thai nhi.
d. Thai quá ngày.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
12. Nói về đa ối: (chọn nhiều câu)
a. Là nguyên nhân làm cho bề cao tử cung to hơn tuổi thai.
b. Cần chẩn đoán phân biệt với đa thai và thai to.
c. Có thể gây khó thở cho người mẹ.
d. Làm thai nhi bình chỉnh không tốt.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
13. Nói về song thai: (chọn nhiều câu)
a. Đây là thai kỳ nguy cơ cao.
b. Có 2 dạng: song thai cùng trứng và song thai khác trứng.
c. Dạng thường gặp là song thai 2 ngôi đầu.
d. Là 1 trong những nguyên nhân gây bề cao tử cung lớn hơn tuổi thai.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
14. Trong song thai, xét nghiệm nào sau đây có giá trị nhất:
a. Định lượng hCG.
b. Siêu âm thai.
c. X quang vùng chậu.
d. Soi ối.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
15. Song thai cùng trứng: (chọn nhiều câu)
a. Số lượng nhau và buồng ối tùy thuộc vào thời điểm phân chia của trứng đã thụ tinh.
b. Mạch máu của 2 bánh nhau có thể thông nhau.
c. Có thể gây hội chứng truyền máu thai nhi.
d. Giới tính của 2 bé thường giống nhau.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
16. Trong song thai cùng trứng khi phân chia vào ngày 5 sau khi thụ thai ta có:
a. Song thai: 1 bánh nhau; 1 buồng ối.
b. Song thai: 1 bánh nhau; 2 buồng ối.
c. Song thai: 2 bánh nhau; 1 buồng ối.
d. Song thai: 2 bánh nhau; 2 buồng ối.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
17. Trong song thai cùng trứng khi phân chia vào ngày 2 sau khi thụ thai ta có:
a. Song thai: 1 bánh nhau; 1 buồng ối.
b. Song thai: 1 bánh nhau; 2 buồng ối.
c. Song thai: 2 bánh nhau; 1 buồng ối.
d. Song thai: 2 bánh nhau; 2 buồng ối.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
18. Biến chứng cho trẻ trong trường hợp song thai là: (chọn nhiều câu)
a. Thai non tháng.
b. Hội chứng truyền máu thai nhi.
c. Thai suy dinh dưỡng trong tử cung.
d. Dị dạng thai.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
19. Song thai 2 trứng: (chọn nhiều câu)
a. Thường gặp hơn song thai 1 trứng.
b. Thường bị hội chứng truyền máu thai nhi.
c. Hai trẻ có thể khác giới tính
d. Có thể là 1 bánh nhau, 2 buồng ối.
Đáp án: A, C.
a. Đúng. Tỷ lệ là 70%.^
b. Sai. Hội chứng truyền máu thai nhi chỉ gặp trong song thai 1 trứng
c. Đúng.
d. Sai. Phải là 2 bánh nhau, 2 buồng ối.
20. Song thai có thể gây những biến chứng sau: (chọn nhiều câu)
a. Chuyển dạ kéo dài.
b. Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
c. Nhau tiền đạo.
d. Thai quá ngày.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
Các biến chứng trong và sau sanh là: (1) nhau bong non; (2) sa dây rốn; (3) ngôi bất thường.
21. Dấu hiệu nào sau đây giúp chẩn đoán xác định song thai:
a. Bề cao tử cung to hơn tuổi thai.
b. Sản phụ nghén nhiều.
c. Siêu âm thấy 2 thai.
d. Sản phụ tăng cân nhiều.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
22. Thời điểm quan sát số lượng thai, bánh nhau và buồng ối tốt nhất là:
a. Ba tháng đầu thai kỳ.
b. Ba tháng giữa thai kỳ.
c. Ba tháng cuối thai kỳ.
d. Ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
23. Song thai nào sau đây có thể theo dõi sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu)
a. Thai 1 là ngôi đầu; thai 2 là ngôi đầu.
b. Thai 1 là ngôi đầu; thai 2 là ngôi mông.
c. Thai 1 là ngôi đầu; thai 2 là ngôi ngang.
d. Thai 1 là ngôi mông; thai 2 là ngôi đầu.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
24. Song thai khóa có nghĩa là:
a. Hai chân thai nhi khóa với nhau.
b. Hai tay thai nhi khóa với nhau.
c. Hai đầu thai nhi khóa với nhau.
d. Chân của 1 thai khóa với đầu của thai còn lại.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
25. Song thai khóa có thể xảy ra khi:
a. Thai 1 là ngôi đầu; thai 2 là ngôi mông.
b. Thai 1 là ngôi mông; thai 2 là ngôi mông.
c. Thai 1 là ngôi mông; thai 2 là ngôi ngang.
d. Thai 1 là ngôi mông; thai 2 là ngôi đầu.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
26. Trong song thai, thai thứ 2 là ngôi ngang. Sau khi sanh thai thứ 1, thái độ xử trí đối với thai 2 là:
a. Ngoại xoay thai thành ngôi đầu và để chuyển dạ tự nhiên.
b. Nội xoay thai thành ngôi mông và để chuyển dạ sanh tự nhiên.
c. Mổ lấy thai thứ 2.
d. Nội xoay đại kéo thai.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
27. Khi nội xoay đại kéo thai cần phải biết chính xác vị trí . . . của thai nhi:
a. Đầu. b. Tay. c. Chân. d. Ụ ngồi.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
28. Sau khi thai thứ 1 sanh, kiểm tra thai thứ hai:
a. Ngay sau khi sổ thai thứ 1.
b. Ngay nhau khi bánh nhau của thai thứ 1 bong.
c. Ngay sau khi màng ối của thai thứ 2 vỡ.
d. Ngay sau khi sản phụ cảm giác mắc rặn.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
—–00—–