CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN
“BỆNH THẬN MẠN” theo KDOQI & KDIGO
Chẩn đoán dựa vào những bất thường về cấu trúc và chức năng thận
xảy ra trong ít nhất 3 tháng, biểu hiện bằng
1- Tổn thương thận kèm hoặc không kèm giảm độ lọc cầu thận (ĐLCT):
– Bất thường bệnh học mô thận (sinh thiết thận)
– Dấu chứng tổn thương thận
♦ bất thường nước tiểu (tiểu đạm)
♦ bất thường sinh hóa máu ( HC ống thận)
♦ bất thường về hình ảnh học
– bệnh nhân ghép thận
2- Giảm ĐLCT < 60ml/ph/1,73 m2 da kéo dài trên 3 tháng
♦ kèm hoặc không kèm tổn thương thận
K-DOQI2002, Kidney Disease Outcomes Quality Initiative KDIGO 2003 :Kidney Disease Improving Global Outcome
Định nghĩa Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease: CKD)
KDIGO: Kidney Disease Improving Global Outcome 2012
Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng lên sức khỏe của bệnh nhân Bệnh thận mạn được phân loại theo CGA Nguyên nhân (Cause)
Độ lọc cầu thận (GFR)
Albumine niệu (Albuminuria)
XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT BỆNH THẬN MẠN
1. Créatinine HT (ước đoán ĐLCT hoặc độ thanh lọc créatinine)
2. Tìm albumine niệu (mẫu nước tiểu bất kỳ) => Tỷ lệ albumine niệu /créatinine niệu
3. Cặn lắng nước tiểu hoặc XN giấy nhúng : Hồng cầu, bạch cầu
4. Siêu âm khảo sát : Thận và hệ niệu
ĐỘ THANH LỌC CREATININE ƯỚC ĐOÁN
Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn
GĐ |
Độ lọc cầu thận Ước đóan |
Biểu hiện LS và CLS |
1 |
>90 |
Chức năng thận bình thường |
2 |
60-89 |
Giảm GFR nhẹ |
3a |
45-59 |
Giảm GFR nhẹ- trung bình |
3b |
30-44 |
Gỉảm GFR trung bình-nặng |
4 |
15-29 |
Giảm GFR nặng |
5 |
<15 |
Suy thận mạn |
KDIGO: Kidney Disease Improving Global Outcome 2012 |
Phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn
SUY THẬN MẠN |
SUY THẬN CẤP |
|
TC bệnh thận, THA, ĐTĐ, viêm cầu thận… |
Có |
Không |
Kích thước 2 thận nhỏ |
Có |
Không |
Trụ rộng/nước tiểu |
Có |
Không |
Hồi phục chức năng thận về bình thường |
Không |
Có |
Tăng kali máu, toan chuyển hoá, thiếu máu Tăng phosphate máu HC uré máu cao |
Có |
Có |
Yếu tố ảnh hưởng tốc độ tiến triển suy thận KDOQI
1. Bệnh căn nguyên • ĐTĐ, Bệnh cầu thận, thận đa nang, ghép thận > Tăng HA, bệnh ống thận mô kẽ |
|
2. Yếu tố có thể thay đổi được |
3. Yếu tố không thay đổi được |
• Tiểu đạm • Tăng huyết áp • Tăng đường huyết • Giảm albumine máu • Hút thuốc lá |
• Nam • Ngừơi da đen • Lớn tuổi • ĐLCT cơ bản thấp |
4. Kiểm sóat tốc độ tiển triển suy thận Điều trị bệnh căn nguyên Điều trị các yếu tố thúc đẩy suy thận |
Chiến lược toàn cầu
• Chẩn đóan sớm bệnh thận mạn trên đối tượng nguy cơ cao
• Tích cực điều trị bệnh thận mạn (BTM)
• Ngăn chặn bệnh diễn tiến đến STM giai đọan cuối, hoặc ngăn bn phải điều trị thay thế thận
• Một khi bệnh nhân vào suy thận mạn (STM) giai đọan cuối, chuẩn bị điều trị thay thế thận và điều trị các biến chứng, bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân
Chiến lược điều trị theo giai đọan của BTM
GĐ |
GFR ml/ph/1.73 |
Biểu hiện LS |
Thái độ xử trí |
1 |
> 90 |
Tổn thương thận, HCTH, Viêm cầu thận, HC ÔT, Rối lọan đi tiểu, Bất thường XN hình ảnh |
Chẩn đóan, đìều trị bệnh Điều trị bệnh đi kèm, Làm chậm tiến triển, Giảm nguy cơ tim mạch |
2 |
60 – 89 |
Biến chứng nhẹ |
+ Ước đóan tốc độ tiến triển |
3 |
30 – 59 |
Biến chứng trung bình |
+ Đánh giá và điều trị biến chứng |
4 |
15 – 29 |
Biến chứng nặng |
+ Chuẩn bị đìều trị thay thế thận |
5 |
< 15 |
Hội chứng uré máu cao Bệnh tim mạch |
+ Điều trị thay thế thận (nếu có hc urê máu cao) |
Giai đoạn sau tiếp tục làm việc của giai đọan trước |
Mục tiêu điều trị bệnh thận mạn
1. Điều trị bệnh căn nguyên (giảm đạm niệu)
2. Điều trị bảo tồn chức năng thận
3. Nếu BN suy thận – Làm chậm tiến triển của BTM đến STM giai đọan cuối
– Điều trị các biến chứng của suy thận mạn
4. Điều trị biến chứng tim mạch
5. Chuẩn bị điều trị thay thế thận
Biện pháp kiểm soát tốc độ tiến triển CKD – KDIGO 2012
1. Kiểm soát huyết áp sao cho đạt hiệu quả tối ưu
• HA mục tiêu thay đổi tùy theo tuổi, bệnh tim mạch, bệnh đi kèm
• Tránh hạ huyết áp tư thế
• Nếu ACR< 30mg/g, HA mục tiêu ≤ 140/90 (1B)
• Nếu ACR ≥ 30mg/g, HA mục tiêu ≤ 130/80 (1B)
2. Dùng ACEI hoặc ARB
• BN ĐTĐ, nếu ACR 30 – 300mg/g: ACEI or ARB (2B)
• BN ĐTĐ or không ĐTĐ, nếu ACR ≥ 300mg/g: ACEI or ARB (2D)
3. Kiểm sóat đường huyết : HbA 1C mục tiêu 7 % (1A)
4. Tiết chế protein: GFR < 30m/ph/1,73: protein nhập 0,8g/Kg/ngày (2B)
Nếu bn có nguy cơ bệnh thận tiến triển: Protein nhập < 1,3g/Kg/ngày (2C)
5. Tiết chế muối : Na < 2g/ngày tương ứng với NaCL < 5g/ngày (1C)
6. Thay đổi lối sống (1D) : Tùy theo tình trạng tim mạch và khả năng dung nạp
• Vận động thể lực ít nhất 30 ph/lần x 5 lần/tuần
• BMI đạt lý tưởng theo vùng (20 – 25 Kg/m2 )
• Bỏ hút thuốc lá
7. Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn và điều chỉnh lượng muối Na, K, Phosphor,
và lượng protein nhập (1B)
KDIGO: Kidney Disease Improving Global Outcome 2012
1. Điều trị bệnh căn nguyên
• Bệnh đái tháo đường : ổn định đường huyết, HbA 1C < 7%
• Bệnh tăng huyết áp : Huyết áp 130/80mmHg
• Bệnh cầu thận : Giảm đạm niệu < 0,5g/24h
Tiểu đạm và tốc độ giảm GFR trên bệnh thận không do ĐTĐ
Tiểu đạm càng nhiều, tốc độ giảm GFR càng nhanh
Tiểu đạm càng nhiều, tỷ lệ suy thận càng nhiều
Tác dụng ngọai ý của ACEI và ARB
Tác dụng ngọai ý |
Lưu ý |
Do ức chế ACE hoặc AT1R |
|
Hạ huyết áp |
Thường gặp khi bắt đầu điều trị, hoặc tăng liều |
Giảm GFR hoặc Suy thận cấp |
Nguy cơ cao trên bn có bất thường tưới máu thận |
Tăng kali máu |
Thường gặp trên BN ĐTĐ, dùng đồng thời NSAID, lợi tiểu giữ Kali, ACEI nhiều hơn ARB |
Do ức chế men không phải ACE hoặc receptor khác |
|
Ho |
10 – 20% với ACEI, hiếm với ARB |
Angioneurotic edema |
< 1% (Da đen nhiều hơn da trắng) |
Thay đổi lối sống
1. Áp dụng cho mọi BN tăng huyết áp có BTM
2. Mục tiêu : Giảm huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch
3. Nội dung :
• Tiết chế: chế độ ăn DASH, giảm mỡ bão hòa, và cholesterol,
chế độ ăn giảm carbohydrate trên bn ĐTĐ, giảm đạm trên bn BTM gd 4-5, giảm Kali trên bn BTM gđ 4-5.
• Giảm cân về cân nặng lý tưởng
• Họat động thể lực (20phút/ngày)
• Bỏ hút thuốc lá
• Giảm uống rượu
Chê độ ăn giảm muối và các biện pháp điều trị khác
Giảm tử vong do mọi NN |
Giảm bệnh mạch vành |
Giảm NMCT |
Giảm TBMMN |
|
Ngưng hút thuốc lá |
4,3% |
3,7% |
11,9% |
4,4% |
Giảm 3g muối/ngày (1200mg Na/ngày) |
2,6-4,1% |
5,9-9,6% |
7,6- 12,0% |
5,0-7.8% |
Giảm cân |
2% |
5,3% |
8% |
0,7% |
Dùng statin phòng ngừa tiên phát |
0,3% |
5,3% |
2,9% |
0,9% |
Điều trị hạ HA bằng thuốc |
4,1% |
9,3% |
13,1% |
9,3% |
Bibbin Domingo K et al, NEngl. JMed (2010),362, 590-9 |
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân CKD
1. Chán ăn và giảm nhập chất dinh dưỡng
2. Bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính làm tăng dị hóa protein
3. Albumine huyết thanh không chỉ giảm trong SDD, còn trong viêm, thoái biến cytokine
4. Các biện pháp RRT làm mất protein qua màng lọc
(với HD : mất mỗi lần lọc HD 6-12g aa, 2-3g peptide. 15-25g glucose, nếu reuse màng lọc >24 lần làm tăng mất 1,1-25,6g albumin, với PD : mỗi lần lọc mất 8,8g protein, 5,7g albuminm viêm PM nhẹ tăng mất 15g protein/ngày), mất Vitamin tan trong nước ngọai trừ Vitamin B12
5. Mất máu do XHTH, lấy máu XN, mất qua màng lọc, dây lọc
6. Rối lọan chuyển hóa nội tiết tố gây PEM, đề kháng insulin, insulin like growth factor,
Tăng glucagon và PTH làm tăng dị hóa aminoacid và gluconeogenesis, thiếu Vitamin D gây teo cơ
7. Tích tụ > 120 độc chất ở bệnh nhân STM, toan chuyển hóa làm tăng decarboxylation của aa phân nhánh làm phân hủy protein, ức chế tổng hợp protein, tăng thóai giáng protein
8. Suy thận làm mất quá trình tổng hợp và thoái giáng 1 số protein tại thận
9. Tích tụ ngọai độc tố trong suy thận ( aluminium)
Cải thiện dinh dưỡng và tử vong
• Cải thiện dinh dưỡng không làm giảm tử vong
• Các yếu tố khác ảnh hưởng lên tử vong: Tình trạng viêm, nhiễm trùng
Chán ăn
Nguyên nhân gây Protein energy
malnutrition
Trầm cảm
• Tiết chế protein 0,6-0,8g/Kg/ngày, trong đó 2/3 là protein có giá trị sinh học cao
• Năng lượng cung cấp 30-35Kcal/Kg/ngày
Các chỉ số dinh dưỡng liên quan đến tăng tử vong ở bn CKD Kopple JD, J. Nutr. 129: 247S-251S, 1999.
Chỉ số dinh dưỡng |
Ý nghĩa |
Giảm albumin huyết thanh |
Giảm nồng độ protein nội tạng (visceral protein concentration) |
Creatinine huyết thanh thấp |
Giảm khối lượng cơ |
Uré thấp |
Giảm nhập chất dinh dưỡng |
Giảm Potasium, phosphor, cholesterol |
Giảm các chất khác |
CHỂ ĐỘ ĂN DASH Dietary Approaches to Stop Hypertension Diet
1. Giảm muối NaCl < 6g/ngày
2. Tăng muối Kali > 4g/ngày
3. Tăng phosphate 1,7g/ngày
4. Nhiều rau, củ, trái cây, tăng chất xơ
5. Giảm Calci
6. Giảm thịt đỏ, tăng cá, tăng protein thực vật
7. Giảm béo, không transfat
KHÔNG DÙNG cho CKD 4-5 ( GFR < 30ml/ph/1,73)
Sack FM et al, N Engl. JMed, 2001, 344 (1),3-10 Hút thuốc lá gây tổn thương thận Bệnh thận mạn và bệnh lý tim mạch
BỆNH THẬN MẠN=> Mất dần không hồi phục CHỨC NĂNG THẬN=> Tử vong
=> Xuất hiện bệnh lý TIM MẠCH => Tử vong
Đa số bệnh nhân bệnh thận mạn tử vong trước khi vào STM giai đoạn cuối Kiểm soát RLLipid máu ở bn BTM
Điều chỉnh liều nhóm statin trên bn suy thận Brenner BM, The kidney 2008 &
KDOQI2007
Thuốc |
Liều thường dùng/ngày |
Atorvastatin |
10 – 80mg |
Fluvastatin |
20 – 80mg |
Lovastatin |
10 – 80mg |
Pravastatin |
10 – 40mg |
Rosuvastatin |
5 – 40mg |
Simvastatin |
5 – 80mg |
Liều thuốc giảm lipid máu khác trên bn suy thận
Brenner BM, The kidney 2008 and KDOQI2007
Thuốc |
Liều thường dùng/ngày |
Bezafibrate |
200mg tid |
Clofibrate |
1000mg bid |
Fenofibrate |
54-160mg qd |
Gemfibrozil |
600mg bid |
Nicotinic acid |
0,5g-2g qd |
Colestipol |
5-30g qd |
Thiếu máu trong bệnh thận mạn
1. Định nghĩa: Thiếu máu là tình trạng thiếu khối lượng hồng cầu và Hb,
dẫn đến giảm phân phối Oxygen cho mô và cơ quan
2. Hb, Hct thay đổi tùy giới, chủng tộc
3. Thiếu máu khi : Hb < 13,5 g/dL ở nam, < 12 g/dL ở nữ
4. Tỷ lệ thiếu máu gia tăng khi GFR càng giảm,
5. Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn không ĐTĐ
Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc đẳng bào
Điều trị thiếu máu bằng erythropoietin trên bn STM
1. Liều khởi đầu tiêm dưới da: 80-120u/Kg/tuần (điển hình 6000 ui/tuần chia làm 2-3 liều (Evidence)
2. Liều khởi đầu tiêm mạch : 120-180u/Kg/tuần (điền hình 9000 ui/tuần chia làm 3 liều (Evidence)
3. Hb mục tiêu 11-12g/dl, không quá 13g/dl ( TE và NL)
4. Nếu Hct tăng < 2% trong 2-4 tuần, tăng liều EPO 50% (Opinion)
5. Nếu Hct tăng < 9% trong 4 tuần, hoặc đạt Hb mục tiêu, giảm EPO 25% (Opinion)
6. Theo dõi Hct/Hb mỗi 1-2 tuần trong quá trình chỉnh liều mỗi 2-4 tuần khi ổn định hoặc gần đạt Hb mục tiêu (opinion)
Không đáp ứng với điều trị erythropoietin sau 6 tháng
Các yếu tố ảnh hưởng lên ảnh hưởng của EPO trên bn BTM
1. Thiếu sắt kéo dài
2. Nằm viện thường xuyên
3. Nhiễm trùng tái phát
4. Dùng catheter tạm thời trong TNT
5. Giảm albumin máu
6. Viêm mạn, tăng CRP kéo dài
7. Thiếu máu do nguyên nhân khác đi kèm: mất máu mạn, suy tủy, tán huyết, bệnh lý ác tính, viêm mạn, bệnh tự miễn
Chẩn đóan PRCA: sau dùng EPO trên 4 tuần thì xuất hiện
1. Thiếu máu tiến triển nhanh
* Giảm Hb từ 0,5- 1g/dL/ tuần hoặc
* Cần truyền máu 1-2 lần mỗi tuần
2. HC lưới <10.000/uL, Bạch cầu và tiểu cầu bình thường
PRCA xuất hiện khi albumin được thay bằng polysorbate 80 và việc dùng EPO bằng đường tiêm dưới da gđ truớc TNT Điều trị: ngưng EPO, truyền máu, dùng thuốc ức chế miễn dịch, ghép thận
Điều trị hội chứng uré máu cao
1. Tiết chế nước nhập= nước xuất +500ml
2. Tiết chế NaCl 6g/ngày, Sodium 2,4g/24h
3. Điều trị phù : Lợi tiểu furosemide 40-80 mg/ngày nếu GFR <25ml/ph
4. Điều trị tăng kali máu: tiết chế thực phẩm nhiều kali, bicarbonate, lợi tiểu, kayexalate sodium…
5. Chẩn đoán và điều trị hạ Calci máu, tăng phosphor máu:
phosphor nhập < 1g/ngày ( trứng, sữa và chế phẩm từ sữa), calcium carbonate, calcium citrate, sevelamer
6. Chẩn đóan và điều trị toan chuyển hóa: bù bicarbonate khi HCO3 <22mEq/L
Chuẩn bị bn điều trị thay thế thận
1. Trình bày, giáo dục, hướng dẫn bn chọn lựa biện pháp điều trị thay thế thận thích hợp
2. Thận nhân tạo: chuẩn bị đường lấy máu vĩnh viễn: Dò động tĩnh mạch, mảnh ghép động tĩnh mạch
3. Thẩm phân phúc mạc: đặt catheter Tenckhoff vào phúc mạc, huấn luyện bn cách thay dịch thẩm phân
4. Ghép thận: chuẩn bị người cho thận, người nhận thận, thuốc ức chế miễn dịch
Thời điểm điều trị thay thế thận
Thời điểm điều trị thay thế thận Sớm: GFR 10-14ml/ph/1,73
Muộn: GFR 5-7 ml/ph/1,73
1. Không khác biệt về tử vong giữa 2 nhóm điều trị TNT sớm và muộn
2. Thời điểm bắt đầu điều trị thay thế thận được chọn lựa nhằm tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, trên cơ sở cân nhắc giữa việc kéo dài thời gian bn chưa phải lọc máu và tránh các biến chứng của hội chứng uré máu cao (làm giảm thời gian sống và chất lượng sống của bệnh nhân)
3. XN: Créatinine HT > 10mg%, BUN > 100mg%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều trị học nội khoa 2012-Đại Học Y Dược TPHCM
2. Phác đồ điều trị Nội Khoa 2013-BV Chợ Rẫy TPHCM
3. K-DOQI:Kidney Disease Outcome Quality Initiatives 2002,2007
4. KDIGO:kidney disease improving global outcome 2012
5. The Kidney-Brenner B.M
6. The Lancet,2010