CƠN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH
Cơn đau thắt ngực là một biểu hiện tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa cung và cầu oxy cho cơ tim.
NGUYÊN NHÂN CƠN ĐAU THẮT NGỰC
– Cơn đau thắt ngực điển hình khi gắng sức xảy ra là do sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong việc cung cấp máu cho cơ tim xảy ra khi gắng sức hoặc stress.
– Nguyên nhân là do mảng xơ vữa ổn định gây hẹp động mạch vành đáng kể ( > 60%) xuất phát từ các yếu tố nguy cơ đã rõ ràng như:
1. Hút thuốc lá.
2. Rối loạn lipid máu (Tăng LDL-C)
3. Tăng huyết áp.
4. Đái tháo đường.
– Hoặc nguyên nhân làm hẹp động mạch vành khác:
1. Phì đaị thất trái.
2. Rối loạn các yếu tố đông máu.
3. Dị dạng động mạch vành bẫm sinh.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH CƠN ĐAU THẮT NGỰC
1. Lâm sàng: Có cơn đau thắt ngực điển hình.
2. Cân lâm sàng:
a) ECG:
ECG bình thường trong 50% các trường hợp cơn đau thắt ổn định.
Nếu có bất thường thì rất có giá trị: thay đổi ST-T.
b) ECG gắng sức:
– Có độ nhạy cảm 68% và độ đặc hiệu 77%.
– Giá trị chẩn đoán giảm khi có block nhánh, ST-T thay đổi trước đó, dày thất
trái.
c) Siêu âm tim lúc nghỉ:
Để đánh giá chức năng tâm thu, tâm trương. Phát hiện các hình ảnh rối loạn vận đông vùng và đánh giá độ rộng của nó, giúp chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh.
d) Xạ hình để đánh giá sự tưới maú cơ tim:
Áp dụng cho những trường hợp không làm ECG gắng sức được .
e) Siêu âm tim gắng sức:
Có độ nhạy cảm và độ đặc hiệu cao hơn ECG gắng sức, tương đương vơí xạ hình tim.
f) Chụp động mạch vành:
Là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đóan bệnh lý mạch vành.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Cơn đau thắt ngực của nhồi máu cơ tim cấp, cơn đau thắt ngực không ổn định.
2. Các nguyên nhân tim mạch khác của đau ngực:
a. Cơn đau có nguồn gốc giống như thiếu máu cơ tim :
– Hẹp van động mạch chủ.
– bệnh cơ tim phì đại.
– Tăng huyết áp hệ thống nặng .
– Tăng áp động mạch phôỉ nặng.
– Hở van động mạch chủ.
– Thiếu maú nặng, tình trạng thiêú oxy mô.
b. Cơn đau có nguồn gốc không do thiếu máu cơ tim :
– Bóc tách động mạch chủ.
– Viêm màng ngoài tim.
– Sa van hai lá.
3. Đau do đường tiêu hóa:
– Co thắt thực quản.
– Trào ngược thực quản.
– Thủng thực quản.
– Loét dạ dày.
4. Nguồn gốc tâm thần :
– Ưu tư , lo lắng .
– Trầm cảm.
– Lọan tâm thần về bệnh tim mạch.
5. Thần kinh cơ:
– Hôị chứng ức sườn.
– Herpes Zoster.
– Thành ngực nhạy cảm đau .
– bệnh thoái hóa đốt sống ngực.
6. Phổi:
– Thuyên tắc phổi có hoặc không nhồi máu phổi.
– Khí phế thủng .
– Tràn khí màng phổi.
– Viêm phổi màng phổi .
– Viêm màng phổi.
ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU THẮT NGỰC
1. Nguyên tắc chung:
– Tái lập sự cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu oxy cho cơ tim .
– Hạn chế hoặc ngăn sự tiến triễn của mảng xơ vữa.
2. Điều tri cụ thể:
Phải đánh giá lại các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân, thay đôỉ lối sống.
a. Chống kết dính tiểu cầu :
– Aspirin 80-325mg/ngày uống.
– Nếu chống chỉ định Aspirin, chuyển sang Clopidogrel 75mg/ngày uống.
– Anti glycoprotein IIb/IIIa hịên nay còn ít sử dụng.
b. Giảm lipid/máu:
– Statin 10-20mg/ngày
– Mục tiêu là giảm LDL-C <100mg/dl (< 2,6mmol/l )
c. Nitroglycerin và nitrates:
Dạng tác dụng nhanh:
Risordan 5mg ngậm dưới lưỡi: giảm triệu chứng trong 1-5 phút.
dạng xịt dưới lưỡi: 1 nhát xịt khoảng 0,4 mg Nitroglycerin.
d. Dạng tác dụng kéo dài:
– Nitromint 2,6mg 1viên x 2lần/ngày uống.
– Lenitral ( ISDN ) 2,5mg 1v x 2 lần/ngày uống.
– Risordan 20 mg 1v x 2 lần/ngày uống.
– Imdur 60 mg (ISMN ) 1v /ngày uống.
e. Dạng dán ngoài da:
Tác dụng kéo dài 8-9 giờ, 30mg x 2 lần/ngày.
f. Chẹn Beta:
– Concor 5mg V viên 1/4 viên – 1/2 viên/ngày uống.
– Kiểm soát được cơn đau cả lúc nghỉ và lúc vận động.
– Liều cuả ức chế beta nhằm giữ cho tần số tim lúc nghỉ không thấp hơn 55-60 nhịp/phút.
– Cần lưu ý các chống chỉ định của ức chế beta.
g) Chẹn Calci:
– Làm giãn mạch và phòng ngừa co thắt mạch vành.
– Diltiazem 30- 60 mg/ngày, chú ý tần số tim.
h) Tái tưới máu mạch vành.