DÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH
1. Định nghĩa
– Dò động tĩnh mạch vành có thể bẩm sinh hoặc mắc phải (chấn thương, sau tạo hình mạch máu…)
– Dò động tĩnh mạch vành có thể đơn độc hoặc có thể kết hợp với các bệnh khác như tứ chứng Fallot, còn ống động mạch.
2. Chẩn đoán:
2.1 Triệu chứng lâm sàng chính:
– Đau ngực
– Khó thở
– Suy tim sung huyết
– Rối loạn nhịp
– Một số trường hợp: chóng mặt, hồi hợp, mệt mỏi
– Nghe được âm thổi liên tục liên sườn 2, 3 bờ trái hoặc phải xương ức
2.2 Xét nghiệm cận lâm sàng
– Xquang ngực thẳng: bóng tim to gặp trong hai phần ba trường hợp, có thể gặp tràn dịch màng phổi
– Siêu âm tim: có thể dãn các buồng tim, giảm động thành cơ tim
– Thông tim: xác định số lượng lỗ dò, mức độ shunt từ trái sang phải.
3. Chỉ định phẫu thuật:
3.1 Bệnh lý thông thường
3.2 Bệnh lý phức tạp, kết hợp
3.3 Các tình huống phức tạp (có kết hợp với bệnh lý nền khác hoặc bệnh lý cơ quan khác ngoài tim)
3.4 Thời điểm tiến hành phẫu thuật: chương trình, bán khẩn, cấp cứu
– Nếu không phẫu thuật, bệnh nhân dò động tĩnh mạch vành không thể có được thời gian sống như bình thường
– Thường triệu chứng và biến chứng ở bệnh nhân dò động tĩnh mạch vành bắt đầu thập niên thứ hai hoặc thứ ba
– Chỉ định phẫu thuật nếu bệnh nhân có triệu chứng
– Thời gian chỉ định phẫu thuật là vấn đề còn bàn cãi trong một số trường hợp
4. Phương thức điều trị:
4.1 Tạm thời:
4.2 Phẫu thuật:
– Gây thuyên tắc dò động tĩnh mạch vành qua thông tim can thiệp
– Tùy thương mức độ thương tổn và hình thái dò động tĩnh mạch, có một số phương pháp phẫu thuật được thực hiện:
✓ Cột đầu xa và đầu gần đường dò (không sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể)
✓ Bắc cầu động mạch vành bằng tĩnh mạch hiển trong hay động mạch vú trong, cầu nối đến đầu xa sau chỗ dò
5. Biến chứng:
– Nhồi máu cơ tim
– Thuyên tắc động mạch vành
– Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bán cấp
– Rối loạn nhịp
– Tràn máu màng tim
– Phình động mạch vành
– Đột tử
6. Khuyến cáo khác:
Tài liệu tham khảo:
– Guideline của hội tim mạch quốc gia Việt Nam.
– Textbook