HỒI SỨC SƠ SINH TẠI PHÒNG SANH
BS. Phạm Hồng Quảng,
BS. Hoàng Ngọc Cung Mi
1. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY HÔ HẤP TUẦN HOÀN VÀ NGẠT
CÁC YẾU TỐ TRƯỚC KHI SINH |
CÁC YẾU TỐ TRONG KHI SINH |
Mẹ tiểu đường |
Mổ lấy thai cấp cứu |
Cao huyết áp do thai kỳ |
Ngôi mông hay các ngôi bất thường khác |
Cao huyết áp trường diễn |
Sinh non |
Thiếu máu ± tự miễn dịch |
Vỡ màng ối > 24 giờ trước sinh |
Tiền căn có thai hoặc sơ sinh chết lưu |
Nước ối có mùi hôi |
Xuất huyết trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3 |
Chuyển dạ quá nhanh |
Mẹ bị nhiễm trùng |
Chuyển dạ quá lâu, kéo dài |
Đa ối |
Chuyển dạ giai đoạn 2 kéo dài (>2 giờ) |
Thiểu ối |
Không có tiếng tim thai |
Thai già tháng |
Gây mê toàn thân |
Đa thai |
Co cứng tử cung |
Bất xứng giữa tuổi thai – độ lớn của thai |
Dịch ối có lẫn phân su |
Thuốc dùng điều trị (Lithium, Magnesium, Thuốc ức chế giao cảm) |
Thuốc gây ngủ cho mẹ dùng trong 4 giờ trước sinh |
Mẹ nghiện thuốc |
Sa dây rốn |
Giảm cử động thai nhi |
Nhau bong non |
Dị dạng thai |
Nhau tiền đạo |
2. CHUẨN BỊ HỒI SỨC:
2.1. DỰ ĐOÁN TRƯỚC SANH:
Phải khám xét đầy đủ để phát hiện những trường hợp sanh khó hay có những yếu tố nguy cơ suy hô hấp sau sanh.
2.2. NHÂN LỰC:
Phải có ít nhất 2 người có kinh nghiệm thành thạo trong thao tác hồi sức sơ sinh.
2.3. DỤNG CỤ ĐẦY ĐỦ:
2.3.1 Dụng cụ hút:
– Bóng hút , Máy hút
– Ống hút nhớt số 5, 6, 8, 10
– Ống nuôi ăn số 8 và ống chích 20ml để hút dịch ối có phân su.
2.3.2 Mặt nạ:
– Đủ cỡ, bóng giúp thở, nguồn oxy có lưu lượng kế, túi khí cung cấp 90 – 100% oxy.
– Dụng cụ đặt nội khí quản: đèn nội khí quản, ống nội khí quản, nòng ống nội khí quản.
2.3.3 Thuốc:
– Epinephrine 1:10.000 3ml hoặc 5ml/ống
– NaHCO3 4,2% ống 10ml
– Nước cất (30ml)
– Dung dịch làm tăng thể tích tuần hoàn: Huyết tương tươi đông lạnh, Albumin 5% , NaCl 0,9%, Lactate Ringer.
– Naloxone 0,4mg/ml
2.3.4 Các phương tiện khác:
– Bàn hồi sức
– Ống nghe
– Ống chích 1, 3, 5,10, 20, 50 ml.
– Kim chích 25, 21, 18.
3. KỸ THUẬT HỒI SỨC
3.1 ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ APGAR
Điểm số Triệu chứng |
0 |
1 |
2 |
Nhịp tim |
Không có |
< 100 nhịp/phút |
> 100 nhịp/phút |
Động tác thở |
Không có |
Chậm, không đều |
Tốt, khóc to |
Trương lực cơ |
Mềm nhũn |
Co cơ ngoại biên |
Hoạt động tốt |
Phản xạ |
Không đáp ứng |
Nhăn mặt |
Khóc to |
Màu da |
Xanh tái |
Xanh tím |
Hồng hào |
– Apgar ≥ 7:
* Hút đàm nhớt sạch đường hô hấp trên.
* Theo dõi, nếu cần có thể cho ngửi oxy thời gian ngắn để làm giảm kháng lực tuần hoàn phổi, gia tăng lưu lượng máu đến phổi.
– Apgar 4 – 6:
* Hút sạch nhớt
* Kích thích ngoài da
* Thở oxy qua mặt nạ hay thông khí qua bóng gíup nở phổi.
* Nếu thông khí qua bóng và mặt nạ chú ý hút dịch dạ dày tránh trào ngược.
– Apgar 1 – 3:
* Hút sạch nhớt
* Đặt nội khí quản và thông khí ngay.
* Theo dõi nhịp tim sau đó đánh giá mức độ đáp ứng như thế nào đối với hô hấp.
– Apgar 0:
* Xem như chết lâm sàng
* Hút sạch nhớt
* Đặt nội khí quản và thông khí ngay.
* Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
* Nếu thông khí áp lực dương và xoa bóp tim ngoài lồng ngực sau 30giây, nhịp tim vẫn không tới 80lần/phút thì cần cho thuốc hồi sức.
3.2 CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA HỒI SỨC
3.2.1 Điều chỉnh thân nhiệt
– Lau khô trẻ, tránh mất nhiệt qua da.
– Đặt trẻ dưới đèn sưởi ấm.
3.2.2 Thông đường hô hấp
– Hút sạch nhớt ở miệng trước, sau đó hút mũi. Khi hút nhớt cần nhẹ nhàng.
3.2.3 Kích thích ngoài da
– Xoa vào má, bụng, lưng trẻ hoặc vỗ nhẹ hay búng nhẹ vào lòng bàn chân trẻ.
3.2.4 Hỗ trợ hô hấp
– Cần cung cấp oxy nếu trẻ thở được nhưng nhịp tim <100l/p và trẻ vẫn xanh tím. Nguồn oxy cung cấp phải được ấm và ẩm.
– Nếu sau khi đã hút sạch nhớt ở miệng mũi, đã kích thích ngòai da mà trẻ vẫn thở nấc hoặc không đủ để duy trì nhịp tim >100l/p, thì việc thông khí qua mặt nạ hay qua ống nội khí quản cần được xử trí ngay.
3.2.5 Xoa bóp tim ngoài lồng ngực – Ấn ngực
– Nếu ngạt vẫn tiến triển, nhịp tim vẫn chậm, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
– Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực cần ấn vào 1/3 dưới của xương ức, ngay dưới đường kẻ ngang 2 vú. Xương ức có thể được ép bằng hai ngón tay cái với các ngón còn lại ôm chung quanh lồng ngực hoặc dùng hai ngón tay đặt thẳng đứng với lồng ngực.
– Mỗi nhát bóp tim, ấn lồng ngực lún sâu 1- 2cm, nhịp tim > 90lần/phút cùng với hỗ trợ hô hấp (cứ 3 lần ấn ngực là 1 lần giúp thở).
– Khi nhịp tim đã lên, khoảng 80l/p thì ngưng xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Đánh giá kết quả sau khi hồi sức. Nếu sau 30giây xoa bóp tim ngoài lồng ngực và thông khí giúp thở mà nhịp tim không tăng lên 80lần/phút thì ta cần dùng thuốc.
3.2.6 Điều trị bằng thuốc
♦ EPINEPHRINE:
Là thuốc dùng đầu tiên khi việc thông khí và xoa bóp tim ngoài lồng ngực không hiệu quả.
♦ Natri bicarbonat (NaHCO3):
Chỉ hữu ích khi tim ngùng đập lâu và không đáp ứng với các phuơng pháp khác. Nếu thông khí chua tốt thì không nên sử dụng vì sẽ làm tăng CO2 làm giảm thông khí, xuất huyết não màng não.
♦ Thuốc tăng thỂ tích huyẾt tuơng:
Trong truờng hợp đã thông khí tốt, oxy đã cung cấp đủ, mạch ngoại biên vẫn khó bắt, có bằng chứng hoặc nghi ngờ mất máu thì thuốc tăng thể tích huyết tuơng nên đuợc chỉ định. Có thể dùng huyết tuơng tuơi đông lạnh hay máu cùng nhóm máu mẹ.
♦ Dopamin:
Sử dụng sau khi đã hồi sức đầy đủ mà tim vẫn suy, cung luợng tim thấp, huyết áp thấp.
♦ Naloxone (narcan):
Dùng khi nguời mẹ có sử dụng các dẫn xuất từ Morphin trong vòng 4 giờ truớc sanh. Không dùng cho trẻ có mẹ bị nghiện vì có thể dẫn đến hội chứng cai nghiện gây co giật.
THUỐC SỬ DỤNG TRONG HỒI SỨC CẤP CỨU SƠ SINH
Thuốc |
Nồng độ |
Liều/ Đường dùng |
Cách dùng |
Epinephrine |
1/10.000 |
-0,1 – 0,3ml/kg -Qua TM rốn: 0,1ml/kg -Qua NKQ: 0,3ml/kg -Có thể lập lại 3-5phút với liều nhu trên |
-Nhanh -Pha loãng với Nacl 0,9% khi dùng qua NKQ |
Thuốc tăng thể tích huyết tuơng |
Máu toàn phần, NaCl 0,9%, Albumin, Lactate Ringer |
10ml/kg TM |
Cho trong 5 – 10 phút |
Natri bicarbonat (NaHCO3) |
4,2% |
4ml/kg TM |
Chậm >2 phút |
Naloxone |
0,4mg/ml |
0,1mg/kg (0,25ml/kg) Qua NkQ, TM, TDD, TB |
Nhanh |
Dopamin |
Khởi đầu: 5pg/kg/phút (Có thể tăng liều, nhung không quá 20g/kg/ph) TM |
4. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH TRONG HỒI SỨC:
– Không hoảng loạn.
– Không hút quá sạch nhớt.
– Không dùng quá nhiều oxy nồng độ cao khi trẻ thiếu tháng.
– Không dùng áp lực cao khi muốn làm dãn nở phổi làm tổn thương phổi, giảm hồi lưu tĩnh mạch về tim, giảm cung lượng tim.
– Không nên để hiện tượng giảm carbonic máu xảy ra vì có thể dẫn đến dãn nở phổi quá mức, tăng nguy cơ loạn sản phế quản phổi.
– Không cho Sodium Bicarbonat và thuốc tăng thể tích huyết tương một cách máy móc.
– Không nên tập trung và lệ thuộc quá nhiều vào hồi sức tim mạch vì việc chính trong hồi sức là hỗ trợ tốt hô hấp.
– Không được ngưng cung cấp oxy ở trẻ đủ và già tháng hít nước ối phân su và ngạt.
5. CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI TRẺ SAU HỒI SỨC:
* Thông khí hỗ trợ kéo dài:
Những trẻ ngạt nặng sau khi hồi sức có những tổn thương liên quan đến phổi nên được hỗ trợ hô hấp tốt.
* Sử dụng đường Glucose 5%: liều 8ml/kg/ph khi trẻ đã được điều chỉnh tốt sự thiếu oxy. Mục đích: cung cấp năng lượng và giúp loại bỏ toan chuyển hóa.
* Dịch truyền:
Theo dõi lượng nước tiểu, nếu thiểu niệu nên dùng Glucose 5%, lượng dùng tùy theo nhu cầu của trẻ.
* Chế độ dinh dưỡng:
Nên hết sức cẩn thận khi cho trẻ ăn bằng đường tiêu hóa.
* Theo dõi các biến chứng ngạt:
Hạ đường huyết, đông máu nội mạch lan tỏa, co giật, phù não, xuất huyết não.
Chú ý tầm soát các dị tật bẩm sinh.
6. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT
♦ Hít nước ối phân su:
Hít phân su có thể gây tắc ngẽn đường thở, dẫn đến ứ khí và tràn khí màng phổi, viêm phổi. Với những trẻ tỉnh táo và phân su trong dịch ối ít thì không cần phải đặt nội khí quản nhưng cần phải hút sạch dịch mũi miệng. Ở những trẻ tỉnh táo nhưng phân su nhiều trong dich ối thì nên đặt nội khí quản và hút dịch.
♦ Tràn khí màng phổi (TKMP):
TKMP là một biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng thông khí áp lực dương. Phải nghi ngờ TKMP ở các trẻ đã hồi phục sau hồi sức nhưng lại đột ngột khó thở.
♦ Thóat vị cơ hoành (TVCH)
Biểu hiện bởi cơn tím tái liên tục dù đang hồi sức, bụng ít căng, lồng ngực phồng lên. Cần đặt nội khí quản ngay cho những trẻ nghi ngờ TVCH, đặt ống thông dạ dày để rút hết khí. Chống chỉ định bóp bóng qua mặt nạ.
BÀI GIẢNG HỒI SỨC SƠ SINH TẠI PHÒNG SANH