Hướng dẫn nhau bong non
1. CHẨN ĐOÁN RAU BONG NON
1.1 Yếu tố nguy cơ cao
– Mẹ lớn tuổi, dinh dưỡng kém
– Đa sản, đa ối
– Tiền sản giật, sản giật, cao huyết áp mãn
– Chấn thương bụng…
1.2 Lâm sàng
– Xuất huyết âm đạo:
+ Đột ngột trong tam cá nguyệt thứ ba
+ Máu đỏ sẩm, lượng máu có thể không tương ứng với tình trạng của BệNH
– Đau bụng:
+ Liên tục và kéo dài
+ Đo CTG thấy cơn gò cường tính, trương lực cơ bản tăng cao; nhiều trường hợp thấy cơn gò lăn tăn với trương lực cơ bản tăng cao
+ Trường hợp thể nặng có thể khám thấy bụng gồng “cứng như gỗ”
– Thai suy:
+ CTG thấy nhịp tim thai giảm (đặc biệt là nhịp giảm kéo dài), trường hợp
nhau bong non nặng thai có thể chết trong TC
– Khác:
+ Dấu hiệu bệnh lý kèm theo, như cao HA, tiền sản giật, sản giật + Trường hợp nặng, bệnh nhân có dấu hiệu shock, thiểu niệu…
1.3 Cận lâm sàng
– Siêu âm: ghi nhận khối máu tụ sau nhau. Lưu ý: một số trường hợp có thể khó xác định nếu nhau bám mặt sau TC, hay bàng quang không có nước tiểu đủ…
– Xét nghiệm: Cần làm ngay:
+ Nhóm máu, phản ứng chéo + CTM, Hct, tiểu cầu
NHÂN
+ TQ, TCK, Fibrinogen
2. ĐIỀU TRỊ
Tùy thuộc tình trạng bệnh nhân và tình trạng thai nhi
2.1 Nội khoa
– Hồi sức bệnh nhân:
+ Truyền dịch, truyền máu + Điều chỉnh rối loạn đông máu – cần máu tươi
– Hộ lý cấp 1
2.2 Sản khoa: cần đánh giá tình trạng thai nhi, tình trạng nhau bong non (mức độ, có tiến triển…?) và tình trạng của bệnh nhân
2.2.1 Thai non tháng + tình trạng bệnh nhân ổn + nhau bong non nhẹ:
– Theo dõi sát:
+ Dấu sinh tồn + Tình trạng thai nhi, cơn gò + Tình trạng khối máu tụ sau nhau + XN: CTM, Hct, XN đông máu
– Giảm co (thường không có chỉ định)
2.2.2 Thai non tháng + nhau bong non nặng, ảnh hưởng tổng trạng bệnh nhân:
– Thai đủ trưởng thành: Chấm dứt thai kỳ ngay (tiên lượng xấu về thai nhi):
+ Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định sau hồi sức:
❖ Nếu cổ TC thuận lợi → theo dõi sanh ngã ÂĐ, có thể giục sanh bằng Oxytocin nếu cơn gò không đủ
❖ Nếu cổ TC không thuận lợi → mổ sanh cấp cứu. Lúc mổ cần chú ý tình trạng thẩm lậu TC. Đề phòng nguy cơ đờ TC (Hạn chế dùng Ergotamine nếu có cao HA).
+ Nếu tình trạng bệnh nhân nặng, không ổn định → mổ sanh cấp cứu (chú ý cần hồi sức tích cực)
2.2.3 Thai chết lưu:
– Nhau bong non thể nặng (Hội chứng Couveler) → mổ sanh cấp cứu
– Nhau bong non thể nhẹ và trung bình → theo dõi sanh ngã ÂĐ nếu tình trạng bệnh nhân cho phép
Sản phụ