MỔ LẤY THAI
1. Nói về ^ “mổ lấy thai”: (chọn nhiều câu)
a. Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng.
b. Tai biến và biến chứng cho mẹ và bé cao hơn sanh ngả âm đạo.
c. Số lần mổ tối đa là 2 lần.
d. Đường mổ ngang trên vệ có tính thẩm mỹ hơn đường mổ dọc giữa dưới rốn.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng. Ngày nay do tiến bộ của phương pháp vô cảm nên chỉ định mổ lấy thai ngày càng rộng rãi hơn thay thế các phương pháp sanh có thể nguy hiểm cho mẹ và thai: sanh ngôi mông, sanh forceps, sanh giác hút . . .
b. Đúng.
c. Sai. Có thể mổ nhiều lần, tuy nhiên những lần mổ sau khó khăn hơn.
d. Đúng.
2. Gọi là “mổ lấy thai chủ động” khi:
a. Mổ lấy thai khi ối chưa vỡ.
b. Mổ lấy thai khi cổ tử cung chưa mở trọn.
c. Mổ lấy thai khi chưa có chuyển dạ thật.
d. Mổ lấy thai khi người nhà yêu cầu.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
Mổ lấy thai chủ động có nhiều bất lợi như: (1) đoạn dưới thành lập kém ^ khó khăn khi muốn mổ ngang đoạn dưới; (2) nguy cơ rách đoạn dưới khi lấy thai; (3) nguy cơ bị bế sản dịch (cổ tử cung chưa mở) . . .
3. Biến chứng có thể xảy ra khi mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Tổn thương bàng quang.
b. Chảy máu.
c. Tổn thương động mạch tử cung.
d. Tổn thương 2 phần phụ.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
4. Mục đích của động tác chèn gạc 2 bên ổ bụng trong mổ lấy thai là:
a. Ngăn không cho ruột chạy xuống đoạn dưới tử cung.
b. Ngăn không cho nước ối và máu chảy lên ổ bụng.
c. Giúp bóc tách phúc mạc của đoạn dưới dễ dàng
d. Bộc lộ rõ đoạn dưới tử cung.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
5. Khuyên bệnh nhân vận động sớm sau mổ lấy thai sẽ giúp bệnh nhân: (chọn nhiều câu)
a. Tránh bế sản dịch.
b. Tránh dính ruột sau mổ.
c. Tránh bị thuyên tắc mạch.
d. Tránh bị bí tiểu.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
6. Khi mổ lấy thai, để tránh tổn thương bàng quang, điều nào sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Rạch da đường dọc giữa dưới rốn.
b. Bóc tách và đẩy bàng quang xuống trước khi rạch ngang đoạn dưới tử cung.
c. Mở tử cung bằng đường mổ dọc thân tử cung.
d. Khi lấy thai tránh làm rách thêm đoạn dưới.
Đáp án: B, D. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
7. Trường hợp nào sau đây phải lấy thai bằng chân khi mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Ngôi thóp trước.
b. Thai thứ 2 trong song thai.
c. Ngôi mông.
d. Ngôi ngang.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
8. Hãy chọn đường rạch da và đường rạch trên cơ tử cung:
Chú ý: (1) Nếu cả 2 đường rạch da đều phù hợp ^ chọn ưu tiên đường ngang trên vệ.
(2) Nếu cả 2 đường rạch trên tử cung đều phù hợp ^ chọn ưu tiên đường ngang đoạn dưới.
A. Dọc giữa dưới rốn – Dọc thân tử cung.
B. Dọc giữa dưới rốn – Ngang đoạn dưới tử cung.
C. Ngang trên vệ – Dọc thân tử cung.
D. Ngang trên vệ – Ngang đoạn dưới tử cung.
1. Thai 32 tuần (KC) – Nhau tiền đạo trung tâm ra huyết.
2. Thai 40 tuần (KC) – Chuyển dạ ngưng tiến triển.
3. Thai 40 tuần (KC) – Ngôi mông – Ôi vỡ sớm.
4. Thai 32 tuần (KC) – Sản giật Đáp án: 1 – A; 2 – D; 3 – D; 4 – A.
9. Hãy điền vào chổ trống những chỉ định mổ lấy thai cho phù hợp:
(mỗi số tương ứng với 1 chữ)
1/ Thai 32 tuần -…..
2/ Thai 40 tuần – Ngôi ngang -…..
3/ Thai 39 tuần – Ngôi chẩm – Ôi vỡ sớm -…..
4/ Thai 40 tuần – …..
5/ Thai 40 tuần – Ôi vỡ sớm – Nhiễm trùng ối -…..
6/ Thai 32 tuần – Tiền sản giật -…..
7/ Thai 40 tuần – Ngôi mông – …..
8/ Thai 37 tuần – Ngôi chẩm -…..
9/ Thai 38 tuần -…..
10/ Thai 34 tuần -…..
A/ Không đủ điều kiện khởi phát chuyển dạ.
B/ Nhau tiền đạo trung tâm ra huyết nhiều.
C/ Chuyển dạ giai đoạn tiềm thời.
D/ Sa dây rốn.
E/ Nhau tiền đạo trung tâm.
F/ Hội chứng HELLP.
G/ Thiểu ối.
H/ Suy thai.
I/ Đau vết mổ cũ.
J/ Sản giật.
Đáp án: 1 – B; 2 – C; 3 – D; 4 – E; 5 – A; 6 – F; 7 – G; 8 – H; 9 – I; 10 – J.
10. Trường hợp nào sau đây NÊN chọn đường mổ là dọc giữa dưới rốn: (chọn nhiều câu)
a. Thai 32 tuần (KC) – Nhau tiền đạo trung tâm ra huyết.
b. Thai 32 tuần (KC) – hội chứng HELLP.
c. Thai 36 tuần (KC) – Ngôi ngang – Ôi vỡ non.
d. Thai 40 tuần (KC) – Thiểu ối.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
11. Chỉ định mổ nào sau đây chưa đầy đủ: (chọn nhiều câu)
a. Thai 40 tuần (KC) – Chuyển dạ kéo dài.
b. Thai 38 tuần (KC) – Ôi vỡ sớm giờ thứ 20 – Nhiễm trùng ối.
c. Thai 34 tuần (KC) – Nhau tiền đạo trung tâm ra huyết.
d. Thai 38 tuần (KC) – Đau vết mổ lấy thai.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
12. Phẫu thuật viên thường dùng dụng cụ nào để kẹp vết rạch ở tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Kelly. b. Bacok. c. Allis. d. Kẹp đầu vợt.
Đáp án: B, D. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
13. Phương pháp vô cảm thường gặp trong mổ lấy thai là: (chọn nhiều câu)
a. Tê tủy sống.
b. Tê ngoài màng cứng.
c. Mê nội khí quản.
d. Tê tại chổ.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
14. So với vết mổ dọc thân tử cung, vết mổ ngang đoạn dưới tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Ít gây dính hơn.
b. Ít làm tổn thương bàng quang hơn.
c. Nguy cơ vỡ tử cung ở lần mang thai sau ít hơn.
d. Dễ làm tổn thương động mạch tử cung hơn.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng.
b. Sai. Dễ làm tổn thương bàng quang hơn.
c. Đúng.
d. Đúng.
15. So với vết mổ dọc giữa dưới rốn, vết mổ ngang trên vệ: (chọn nhiều câu)
a. Ít nguy cơ dính hơn.
b. Cơ động hơn.
c. Dễ phục hồi hơn.
d. Ít thoát vị hơn.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
16. Đường rạch da và đường rạch cơ tử cung thường gặp nhất là:
a. Dọc giữa dưới rốn – Ngang đoạn dưới.
b. Dọc giữa dưới rốn – Dọc thân tử cung.
c. Ngang trên vệ – Ngang đoạn dưới.
d. Ngang trên vệ – Dọc thân tử cung.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
17. Điều nào sau đây cần làm trước khi đóng phúc mạc: (chọn nhiều câu)
a. Kiểm tra xem có chảy máu vết mổ ở tử cung hay không?
b. Kiểm tra xem 2 phần phụ có khối u hay không?
c. Kiểm tra xem tử cung có co hồi tốt hay không?
d. Kiểm tra xem gạc có đủ hay không?
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
18. Ngày nay, đường mổ trong tử cung thường gặp là:
a. Dọc thân tử cung.
b. Đường mổ hình chữ T.
c. Đường mổ ngang đoạn dưới tử cung.
d. Đường mổ hình chữ J.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
19. Nói về mổ lấy thai trong ngôi mông: (chọn nhiều câu)
a. Nên mổ lấy thai trong những trường hợp con so thai > 3000g.
b. Nên mổ dọc thân tử cung vì đoạn dưới thành lập kém.
c. Lấy thai bằng đầu sẽ dễ hơn bằng chân.
d. Nếu ối vỡ thì nguy cơ làm tổn thương bé cao.
Đáp án: A, D.
a. Đúng.
b. Sai. Có thể mổ ngang đoạn dưới tử cung.
c. Sai. Lấy thai bằng chân dễ hơn.
d. Đúng.
20. Chỉ định mổ sau đây ĐÚNG hay SAI “Thai 34 tuần (KC) – Nhau tiền đạo trung tâm”:
a. Đúng. b. Sai.
Đáp án: B. Nhau tiền đạo trên thai non tháng nếu không có ra huyết âm đạo lượng nhiều
ảnh hưởng đến tổng trạng của mẹ thì không có chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định mổ nên là “Thai 34 tuần (KC) — Nhau tiền đạo trung tâm ra huyết nhiều ”
21. Chẩn đoán sau đây có bao nhiêu điểm KHÔNG CHÍNH XÁC: “Con so – Thai 39 tuần (kinh chót) – Ngôi đầu – Kiểu thế chẩm chậu phải sau – Chuyển dạ giai đoạn hoạt động – Tiền sản giật”:
a. 0. b 1. c. 2. d. 3.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
Hai điểm không chính xác là: (1) Đây là kiểu thế chẩm chậu phải sau thì ngôi này là ngôi chẩm (chứ không phải là ngôi đầu); (2) Phải phân loại tiền sản giật nặng hay nhẹ.
22. Chỉ định mổ sau đây ĐÚNG hay SAI “ Thai 39 tuần (KC) – Khung chậu giới hạn eo giữa”:
a. Đúng. b. Sai.
Đáp án: B.
23. Đường rạch da thường gặp trong mổ lấy thai là:
a. Mouchel. b. Joel – Cohen. c. Pfannenstiel. d. B-Lynch Đáp án: C.
a. Sai.
b. Sai.
c. Đúng.
d. Sai. Là mũi khâu tử cung trong điều trị băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
—-0 —-
VẾT MỔ LẤY THAI
1. Nói về “đau vết mổ cũ”: (chọn nhiều câu)
a. Còn gọi là dấu hiệu Frommel.
b. Là dấu hiệu rất khó chẩn đoán chính xác.
c. Là yếu tố bất lợi cho việc sanh ngả âm đạo.
d. Là dấu hiệu báo hiệu vết mổ cũ có nguy cơ bị nứt.
Đáp án: B, C, D.
a. Sai. Dấu hiệu Frommel là do 2 dây chằng tròn bị căng. Là dấu hiệu “dọa vỡ tử cung”
b. Đúng. Đây là dấu hiệu chủ quan của sản phụ, rất khó đánh giá chính xác.
c. Đúng.
d. Đúng.
2. Gọi là “đau vết mổ cũ” khi:
a. Sản phụ cảm thấy đau vết mổ khi cho nằm nghiêng sang 1 bên.
b. Sản phụ cảm thấy đau vết mổ khi ngồi.
c. Sản phụ cảm thấy đau vết mổ khi thầy thuốc ấn ngang trên vệ (ngoài cơn co tử cung).
d. Sản phụ cảm thấy đau vết mổ khi có cơn co tử cung.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
3. Sản phụ có vết mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Đây là thai kỳ nguy cơ cao.
b. Phải được khám thai tại nơi có điều kiện phẫu thuật.
c. Nguy cơ bị nhau tiền đạo trong thai kỳ cao.
d. Phải được theo dõi sanh tại nơi có điều kiện phẫu thuật.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng.
b. Sai. Không cần thiết.
c. Đúng.
d. Đúng.
4. Sản phụ có vết mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Có nguy cơ vỡ tử cung trong thai kỳ.
b. Trong chuyển dạ vỡ tử cung không có dấu hiệu dọa vỡ.
c. Khi mổ sẽ khó khăn hơn.
d. Không nên dùng oxytocin trong giai đoạn chuyển dạ.
Đáp án: A, B, C, D.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Đúng. Nguy cơ bị dính cao, thời gian vào bụng lâu hơn.
d. Đúng.
5. Sản phụ có vết mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Có thể bị vỡ tử cung trong giai đoạn chuyển dạ.
b. Nên được khám thai mỗi 2 tuần 1 lần.
c. Tuổi thai phải được tính chính xác.
d. Có thể bị nhau cài răng lược khi có nhau tiền đạo.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng.
b. Sai. Không cần thiết, lịch khám thai vẫn bình thường.
c. Đúng.
d. Đúng.
6. Những điều nào sau đây NÊN làm khi khám 1 sản phụ có vết mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Khuyên sản phụ khi đi sanh nhớ mang giấy phẫu thuật lần trước.
b. Khuyên sản phụ nhập viện ở nơi có điều kiện phẫu thuật.
c. Giải thích cho sản phụ hiểu rằng bà ta vẫn có thể sanh được.
d. Siêu âm kiểm tra xem có bị nhau tiền đạo hay không?
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
7. Khi khám 1 sản phụ có vết mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Khuyên sản phụ nên bỏ thai nếu khoảng cách giữa 2 lần có thai < 5 năm.
b. Khuyên sản phụ khi đi sanh phải đem theo giấy mổ lần trước.
c. Báo với sản phụ lần này chắc chắn sẽ mổ lấy thai.
d. Khuyên sản phụ khám thai đúng lịch hẹn.
Đáp án: B, D.
a. Sai.
b. Đúng.
c. Sai. Nguy cơ mổ lấy thai cao, tuy nhiên vẫn có thể theo dõi sanh ngả âm đạo.
d. Đúng.
8. Khi khám sản phụ có vết mổ lấy thai cần biết: (chọn nhiều câu)
a. Chỉ định mổ lấy thai lần trước.
b. Tuổi thai hiện tại.
c. Nơi mổ lần trước.
d. Phương pháp phẫu thuật lần trước.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
9. Để biết vết mổ trong tử cung là dọc thân hay ngang đoạn dưới thì:
a. Xem vết mổ ngoài thành bụng.
b. Xem giấy phẫu thuật lần trước.
c. Siêu âm bụng.
d. Xem lần trước mổ ở đâu.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
10. Khi sản phụ có vết mổ lấy thai vào chuyển dạ: (chọn nhiều câu)
a. Sản phụ có thể sanh ngả âm đạo.
b. Nên dùng oxytocin để tránh chuyển dạ kéo dài.
c. Nên sử dụng forceps để rút ngắn giai đoạn 2 của chuyển dạ.
d. Nên bóc nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng.
b. Sai. Chống chỉ định dùng oxytocin.
c. Đúng.
d. Đúng.
11. Điều kiện để sản phụ có vết mổ lấy thai được theo dõi sanh ngả âm đạo:(chọn nhiều câu)
a. Chỉ định mổ lần trước không còn tồn tại.
b. Vết mổ lần trước là ngang đoạn dưới.
c. Vết mổ lần trước là ngang trên vệ.
d. Thai lần này là ngôi chẩm, kiểu thế trước.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Không phụ thuộc vào vết mổ trên thành bụng.
d. Đúng.
12. Trường hợp nào sau đây nên được mổ lấy thai chủ động ở sản phụ có vết mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Lần mổ trước là vết mổ dọc thân tử cung.
b. Tiền căn mổ lấy thai do nhau tiền đạo trung tâm ra huyết.
c. Tiền căn đã mổ lấy thai 2 lần.
d. Tiền căn mổ lấy thai do phần sanh không tiến triển.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
Những trường hợp nên mổ lấy thai chủ động: (1) vết mổ dọc thân tử cung; (2) vết mổ bóc nhân xơ, mổ khâu tử cung bị vỡ ở lần mang thai trước; (3) đã mổ lấy thai 2 lần; (4) thời gian từ lần mổ trước đến khi nhập viện ở lần mang thai này < 2 năm; (5) bị nhiễm trùng tử cung ở lần mổ trước; (6) chỉ định mổ lần trước vẫn còn tồn tại. VD: khung chậu méo . . .
13. Yếu tố nào sau đây có thể theo dõi sanh ngả âm đạo ở sản phụ có vết mổ lấy thai: (chọn nhiều câu)
a. Lần mổ trước là ngôi mông.
b. Lần mổ trước bị nhiễm trùng tử cung.
c. Sản phụ đã sanh thường 1 lần sau khi mổ lấy thai.
d. Khoảng cách giữa 2 lần có thai là 5 năm.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
14. Dấu hiệu nghi ngờ nứt vết mổ trong tử cung là:
a. Siêu âm thấy khối máu tụ ở đoạn dưới tử cung.
b. Sản phụ than đau bụng nhiều khi có cơn co tử cung.
c. Ân trên vệ ngoài cơn co tử cung sản phụ than đau.
d. Siêu âm thấy đoạn dưới tử cung dầy < 5 mm.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
15. Sản phụ có vết mổ lấy thai, phương pháp vô cảm tốt nhất là: (chọn nhiều câu)
a. Tê tại chỗ.
b. Tê tủy sống.
c. Tê ngoài màng cứng.
d. Mê nội khí quản.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
16. Sản phụ có vết mổ lấy thai khi có chỉ định mổ lại lần 2, chọn câu SAI: (chọn nhiều câu)
a. Tốt nhất là nên mổ chủ động.
b. Sản phụ nên được triệt sản sau khi mổ lấy thai.
c. Nên chọn đường mổ là dọc giữa dưới rốn.
d. Nên cắt tử cung sau khi đã lấy thai.
Đáp án: A, B, C, D.
a. Đúng. Chỉ có 1 số trường hợp cần mổ chủ động, tốt nhất là mổ khi vào chuyển dạ.
b. Đúng. Quyết định triệt sản hay không còn tùy thuộc vào mong muốn của sản phụ (số con)
c. Đúng. Đa số là đi lại đướng mổ trước.
d. Đúng. Không cần thiết. Chỉ cắt tử cung trong những trường hợp: (1) nhau cài răng lược;
(2) đờ tử cung.
17. Ở những sản phụ có vết mổ lấy thai, để rút ngắn giai đoạn sổ thai, điều nào sau đây NÊN làm: (chọn nhiều câu)
a. Khuyên sản phụ rặn liên tục.
b. Cắt tầng sinh môn rộng.
c. Giúp sanh bằng forceps.
d. Đẩy bụng của sản phụ.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
18. Để kiểm tra xem có nứt vết mổ sau khi sanh, NÊN :
a. Siêu âm tử cung sau sanh 2 giờ.
b. Bóc nhau nhân tạo và kiểm soát tử cung.
c. Khám bụng tìm xem có phản ứng phúc mạc hay không?
d. Đặt thông tiểu và lưu 24 giờ.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
19. Trường hợp nào sau đây KHÔNG NÊN để sản phụ có vết mổ lấy thai sanh ngả âm đạo: (chọn nhiều câu)
a. Ôi vỡ sớm.
b. Kiểu thế sau.
c. Thai quá ngày.
d. Sờ chạm 2 thóp.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
—–0 —–
CHĂM SÓC HẬU SẢN
1. Khi khám 1 trường hợp hậu phẫu những dữ kiện nào sau đây NÊN biết: (chọn nhiều câu)
a. Chẩn đoán trước và sau mổ.
b. Phương pháp phẫu thuật.
c. Thời điểm bắt đầu mổ.
d. Mô tả của biên bản phẫu thuật.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
Trước khi bắt đầu khám 1 trường hợp hậu phẫu cần phải biết các yếu tố sau: (1) chẩn đoán trước và sau mổ; (2) phương pháp phẫu thuật; (3) biên bản phẫu thuật; (4) yêu cầu của phẫu thuật viên; (5) diễn tiến và thuốc đã dùng của những ngày hậu phẫu trước.
2. Hậu phẫu mổ lấy thai ngày thứ 2, điều nào sau đây là bình thường: (chọn nhiều câu)
a. Tử cung co hồi trên vệ 12 cm, chắc.
b. Mẹ đau bụng nhiều khi cho bé bú.
c. Bé bị vàng da.
d. Mẹ chưa đi cầu.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
3. Khi bệnh nhân than đau lúc đi, anh (chị) sẽ: (chọn nhiều câu)
a. Cho thuốc giảm đau và khuyên bệnh nhân tiếp tục đi.
b. Yêu cầu bệnh nhân nằm yên, chỉ được đi khi đã hết đau.
c. Khuyên bệnh nhân tiếp tục đi (có thể giảm cường độ), cơn đau sẽ giảm dần.
d. Chỉ cho bệnh nhân đi lại sau khi đã trung tiện được.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
4. Những trường hợp nào sau đây, tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày hậu phẫu 5 không phải là dấu hiệu nguy hiểm: (chọn nhiều câu)
a. Mổ cắt vòi trứng trái do thai ngoài tử cung.
b. Mổ lấy thai do suy thai.
c. Mổ cắt tử cung toàn phần.
d. Mổ bóc u buồng trứng (P).
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
5. Khám hậu sản ngày thứ 2 điều nào sau đây cần đánh giá: (chọn nhiều câu)
a. Tử cung co hồi trên vệ bao nhiêu cm.
b. Bé tiêu phân su hay chưa?
c. Mẹ có trung tiện được hay không?
d. Mẹ có lên sữa hay chưa?
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
6. Khi bé bị vàng da vào ngày hậu phẫu thứ 4, những dấu hiệu nào sau đây giúp anh (chị) nghĩ là vàng da bệnh lý: (chọn nhiều câu)
a. Rốn chưa khô.
b. Bé chưa đi cầu phân su.
c. Bé bị ọc sữa sau khi bú.
d. Bé bị co giật.
Đáp án: B, D. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
Những trường hợp vàng da nghĩ nhiều đến vàng da bệnh lý là: (1) xuất hiện trước ngày thứ 3; (2) bé giảm các phản xạ nguyên phát; (3) bé bỏ bú; (4) bé co giật . . .
7. Trường hợp mổ lấy thai nào sau đây, nguy cơ tổn thương cho bé nhiều: (chọn nhiều câu)
a. Ngôi mông – Ôi vỡ sớm.
b. Ngôi ngang – Thiểu ối.
c. Tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa.
d. Phần sanh không tiến triển.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
8. Hậu phẫu ngày 4 mổ lấy thai do tiền sản giật nặng, biểu hiện nào sau đây là bình thường: (chọn nhiều câu)
a. Bề cao tử cung trên vệ 11 cm.
b. Tiểu cầu: 150.000/ mm3.
c. Bệnh nhân đau bụng khi cho bé bú.
d. Bệnh nhân nhức đầu khi ngồi.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
9. Nói về chăm sóc vết mổ ngang trên vệ: (chọn nhiều câu)
a. Thường được cắt chỉ vào ngày hậu phẫu thứ 5 – 6.
b. Vết mổ phải được rửa sạch hàng ngày.
c. Nếu là vết mổ cũ thì chỉ nên cắt chỉ bỏ mối.
d. Sau khi cắt chỉ nên băng vết mổ thêm vài ngày.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
10. Biểu hiện nào ở trên vết mổ thành bụng là BẤT THƯỜNG: (chọn nhiều câu)
a. Ngày hậu phẫu thứ 2 ấn vết mổ còn đau nhiều.
b. Ngày hậu phẫu thứ 7 vết mổ còn chảy nhiều dịch.
c. Ngày hậu phẫu thứ 2 có nhiều mảng bầm xung quanh vết mổ.
d. Ngày hậu phẫu thứ 3 có nhiều máu chảy từ vết mổ.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
11. Yếu tố nào sau đây làm vết mổ chậm lành : (chọn nhiều câu)
a. Bệnh nhân thiếu máu.
b. Bệnh nhân bị tiểu đường.
c. Bệnh nhân bị cao huyết áp.
d. Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
12. Biến chứng thường gặp khi gây tê tủy sống là :
a. Nhiễm trùng nơi chích.
b. Tụ máu nơi chích.
c. Nhức đầu.
d. Mờ mắt.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
13. Biểu hiện lâm sàng của nhức đầu do gây tê tủy sống là:
a. Nhức vùng trán, xảy ra khi nằm ngữa.
b. Nhức vùng chẩm và sau gáy, xảy ra khi nằm ngữa.
c. Nhức vùng trán, xảy ra khi ngồi.
d. Nhức vùng chẩm và sau gáy, xảy ra khi ngồi.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
14. Hậu phẫu ngày thứ 2, tử cung co hồi trên vệ khoảng____cm:
a. 19. b. 16. c. 13. d. 10.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
15. Sau khi mổ lấy thai, khuyên sản phụ tập đi sớm nhất vào ngày:
a. Hậu phẫu 1. b. Hậu phẫu 2. c. Hậu phẫu 3. d. Hậu phẫu 4.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
16. Ưu điểm khi cho con bú mẹ: (chọn nhiều câu)
a. Có thể ngừa thai.
b. Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
c. Giảm nguy cơ thuyên tắc mạch.
d. Giảm nguy cơ bí tiểu sau sanh.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
17. Khuyên bà mẹ nên cho con bú ở tư thế:
a. Nằm.
b. Ngồi dựa lưng vào tường.
c. Ngồi chồm người ra trước.
d. Đứng.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
18. Trong 5 ngày hậu phẫu mổ lấy thai đầu tiên, biểu hiện nào sau đây là tốt: (chọn nhiều câu)
a. Không thấy sản dịch.
b. Bé không còn đi cầu phân su.
c. Tử cung co hồi trên vệ 10 cm.
d. Vú căng sữa.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
19. Sau khi mổ lấy thai, sản phụ NÊN tập đi khi: (chọn nhiều câu)
a. Vừa hết thuốc tê.
b. Sau khi hết đau vết mổ.
c. Sau ngày hậu phẫu 1.
d. Sau khi hết đau vết mổ.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
—–0—–
CHO CON BÚ
1. Khi cho con bú mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư . . . : (chọn nhiều câu)
a. Vú.
b. Cổ tử cung.
c. Nội mạc tử cung.
d. Buồng trứng.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
2. Khuyến cáo của WHO về vấn đề cho con bú mẹ là: (chọn nhiều câu)
a. Cho bú sớm 1/2 – 1 giờ sau sanh.
b. Cho bú mẹ hoàn toàn đến tháng thứ 4.
c. Cho ăn bổ sung từ 4 – 6 tháng.
d. Tiếp tục cho con bú đến 2 năm hoặc lâu hơn nữa.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
3. Thuốc ngừa thai nào thường được dùng trong trường hợp mẹ cho con bú: (chọn nhiều câu)
a. Marvelon®. b. Postinor 2®. c. Exluton®. d. Gynera®.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
4. Trường hợp nào sau đây KHÔNG NÊN cho con bú mẹ: (chọn nhiều câu)
a. Mẹ bị cao tiền sản giật nặng.
b. Mẹ bị tiểu đường.
c. Mẹ bị tim sản độ 3.
d. Mẹ bị nhiễm HIV.
Đáp án: C, D. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
5. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn: (chọn nhiều câu)
a. Làm tăng co bóp cơ tử cung.
b. Giảm nguy cơ có thai sớm.
c. Giảm chi phí nuôi con.
d. Tăng sức đề kháng của trẻ.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
6. Khi cho con bú mẹ: (chọn nhiều câu)
a. Phải làm vệ sinh đầu vú trước khi cho con bú.
b. Phải cho bé ngậm bắt vú tốt.
c. Nếu bé bú không hết thì vắt sữa để dành cho cữ bú sau.
d. Nên cho bú bú mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu tiên.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Nếu trẻ bú không hết thì vắt sữa bỏ.
d. Đúng.
7. Trong quá trình cho con bú người mẹ có thể bị: (chọn nhiều câu)
a. Cương tuyến vú.
b. Viêm tuyến vú.
c. Đau đầu vú.
d. Áp xe tuyến vú.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
8. Khi khám bệnh nhân bị đau vú điều nào sau đây cần biết: (chọn nhiều câu)
a. Bệnh nhân có cho con bú hay không?
b. Bệnh nhân có bị sốt hay không?
c. Tình trạng đau vú xuất hiện từ lúc nào?
d. Đầu núm vú có bị tụt hay không?
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
9. Khi mẹ bị cương tức tuyến vú: (chọn nhiều câu)
a. Tiếp tục cho bé bú.
b. Sử dụng kháng sinh cho 14 ngày.
c. Dùng thuốc giảm đau.
d. Dùng thuốc ức chế tiết sữa.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
10. Phản xạ nào của trẻ giúp cho trẻ có thể bú mẹ: (chọn nhiều câu)
a. Phản xạ Moro.
b. Phản xạ nuốt.
c. Phản xạ 4 điểm.
d. Phản xạ duỗi chéo.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
11. Dấu hiệu nào sau đây giúp nhận biết trẻ ngậm bắt vú tốt: (chọn nhiều câu)
a. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
b. Trẻ mút nhanh và nhẹ.
c. Bà mẹ cảm thấy không đau đầu vú.
d. Miệng trẻ há rộng.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
12. So với nuôi con bằng sữa mẹ, nuôi con bằng sữa nhân tạo sẽ: (chọn nhiều câu)
a. Tăng nguy cơ trẻ bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn.
b. Làm trẻ dễ bị các bệnh dị ứng.
c. Trẻ dễ bị béo phì.
d. Mẹ dễ bị có thai.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
13. Ngậm bắt vú không đúng sẽ làm: (chọn nhiều câu)
a. Núm vú của mẹ dễ bị tổn thương hơn.
b. Cương tức tuyến vú.
c. Núm vú bị tụt vào trong.
d. Trẻ bú không đủ, chậm lên cân.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
—–0 —–
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
1. Nói về “ung thư cổ tử cung”: (chọn nhiều câu)
a. Là ung thư đường sinh dục thường gặp nhất của phụ nữ ở các nước kém phát triển.
b. Không phải là bệnh lý di truyền.
c. Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm HSV.
d. Hiện nay đã có vaccin ngừa ung thư cổ tử cung.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Nguyên nhân thường gặp là do nhiễm HPV (Human Papilloma Virus)
d. Đúng.
2. Tác nhân gây ung thư cổ tử cung thường gặp là:
a. HPV type 6, 8.
b. HPV type 16, 18.
c. HPV type 26, 28.
d. HPV type 36, 38.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
3. Các yếu tố thuận lợi cho ung thư cổ tử cung là: (chọn nhiều câu)
a. Sinh hoạt tình dục sớm.
b. Ngừa thai bằng dụng cụ tử cung.
c. Nhiễm HPV.
d. Gia đình có người bị ung thư cổ tử cung.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
Các yếu tố khác là: (1) có nhiều bạn tình; (2) vệ sinh sinh dục kém; (3) hút thuốc lá: (4) suy giảm miễn dịch.
4. Các dạng đại thể của ung thư cổ tử cung là: (chọn nhiều câu)
a. Dạng sùi. b. Dạng chai. c. Dạng loét. d. Dạng chấm.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
5. Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, NÊN:
a. Siêu âm tử cung – phần phụ định kỳ.
b. Làm phết tế bào cổ tử cung (Papsmear) định kỳ.
c. Nạo sinh thiết buồng tử cung định kỳ.
d. Soi cổ tử cung và bấm sinh thiết định kỳ.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
6. Triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm là:
a. Ra huyết âm đạo.
b. Ra dịch âm đạo hôi.
c. Đau bụng.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
7. Nói về “ung thư cổ tử cung”: (chọn nhiều câu)
a. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị triệt để.
b. Phải loại trừ ung thư cổ tử cung trong những trường hợp ra huyết ở người mãn kinh.
c. Pap smear là xét nghiệm dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung.
d. Ra huyết âm đạo là dấu hiệu đặc trưng của ung thư cổ tử cung.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
8. Nói về “ung thư cổ tử cung”: (chọn nhiều câu)
a. Ngày nay, đọc kết quả phết tế bào cổ tử cung theo Papanicolaou.
b. Chẩn đoán xác định là sinh thiết cổ tử cung.
c. Phân loại ung thư cổ tử cung theo FIGO.
d. Khoét chóp là 1 phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung.
Đáp án: B, C, D.
a. Sai. Ngày đọc kết quả theo phương pháp Bethesda.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Đúng.
THAI NGOÀI TỬ CUNG
1. Nói về thai ngoài tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Có nhiều hình thái lâm sàng.
b. Có thể gây tử vong do mất máu.
c. Có thể xảy ra trên những bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ bị thai ngoài tử cung.
d. Có thể phát hiện sớm bằng cách thử thai (que thử thai) hàng loạt, cách ngày.
Đáp án: A, B, C.
a. Đúng. Có 4 hình thái lâm sàng: (1) thai ở vòi trứng chưa vỡ; (2) thai ở vòi trứng đã vỡ;
(3) huyết tụ thành nang; (4) thai trong ổ bụng.
b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai. Que thử thai chỉ xác định được là có thai hay không, không xác định được vị trí của khối thai.
2. Vị trí của thai ngoài tử cung thường gặp nhất là:
a. Đoạn kẽ. b. Đoạn bóng. c. Buồng trứng. d. Loa vòi.
Đáp án: B.
3. Những yếu tố nguy cơ gây thai ngoài tử cung là: (chọn nhiều câu)
a. Viêm nhiễm vùng chậu.
b. Khối u phần phụ.
c. U xơ ở đoạn eo tử cung.
d. Những phẫu thuật thực hiện trên vòi trứng.
Đáp án: A, B, D.
Tất cả các nguyên nhân làm cho trứng đã thụ tinh chậm vào buồng tử cung đều là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung.
a. Đúng. Viêm nhiễm vùng chậu có thể làm hẹp lòng vòi trứng hoặc làm cho vòi trứng bị dính làm trứng đã thụ tinh không thể vào buồng tử cung.
b. Đúng. Khối u phần phụ (khối u buồng trứng, nang nước cạnh vòi trứng) nếu to có thể làm hẹp lòng của vòi trứng hoặc làm cho vòi trứng dài ra làm trứng đã thụ tinh không thể vào buồng tử cung.
c. Sai. U xơ ở đoạn eo không ảnh hưởng đến sự thụ tinh, sự di chuyển của trứng đã thụ tinh.
d. Đúng. Những phẫu thuật trên vòi trứng làm cho vòi trứng bị hẹp sẽ ngăn cản hoặc làm chậm sự di chuyển của trứng vào buồng tử cung.
Một số yếu tố nguy cơ khác là: hút thuốc, lạc nội mạc tử cung, nạo hút thai.
Tỷ lệ bị thai ngoài tử cung tăng khi: dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp, thuốc tiêm chỉ có progestin, thuốc ngừa thai dùng khi đang cho con bú . . .
4. Thai ngoài tử cung có . . . thể lâm sàng:
a. 2. b. 3. c. 4. d. 5.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
Bốn thể lâm sàng của thai ngoài tử cung là: (1) thai ngoài tử cung ở vòi trứng chưa vỡ; (2) thai ngoài tử cung ở vòi trứng đã vỡ; (3) huyết tụ thành nang; (4) thai trong ổ bụng. Tùy theo mỗi thể lâm sàng mà chúng ta có triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể và thái độ xử trí khác nhau.
5. Thể lâm sàng nào của thai ngoài tử cung thường gây triệu chứng thiếu máu mãn:
a. Thai ở vòi trứng chưa vỡ.
b. Thai ở vòi trứng đã vỡ.
c. Huyết tụ thành nang.
d. Thai trong ổ bụng.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
6. Những triệu chứng cơ năng sau đây có thể gặp trong bệnh lý thai ngoài tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Trễ kinh.
b. Thống kinh.
c. Rong huyết.
d. Đau bụng vùng hạ vị.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng. Là dấu hiệu thường gặp, nhưng đôi khi bệnh nhân không chú ý đến triệu chứng này do: kinh không đều, bệnh nhân không nhớ ngày kinh chót hoặc tình trạng ra huyết lại trùng với thời điểm có kinh. Vì vậy, cần phải hỏi: thời gian hành kinh và lượng máu kinh có giống những lần hành kinh trước không
b. Sai. Thống kinh là tình trạng đau bụng khi có kinh. Trước khi có kinh bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng rất nhiều nhưng khi có kinh thì bệnh nhân sẽ hết đau bụng. Thống kinh thường liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung.
c. Đúng.
d. Đúng. Đau thường 1 bên (tùy thuộc vào vị trí của khối thai ngoài), đau âm ỉ thỉnh thoảng đau nhói. Nếu khối thai bị vỡ bệnh nhân sẽ thấy đau dữ dội. Nếu có máu nhiều trong ổ bụng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khắp bụng nhưng vẫn có vị trí đau nhiều nhất.
7. Triệu chứng thực thể nào thường khó ghi nhận có trong thai ngoài tử cung vỡ choáng:
a. Sốc giảm thể tích (mạch nhanh, huyết áp giảm . . .).
b. Phản ứng thành bụng.
c. Dễ dàng sờ chạm khối thai.
d. Túi cùng sau căng chạm đau.
Đáp án: C.
a. Đúng.
b. Đúng.
c. Sai. Khi có máu nhiều trong ổ bụng, bệnh nhân sẽ đau bụng nhiều, lúc này rất khó xác định tử cung và phần phụ do bệnh nhân gồng bụng khi khám bệnh.
d. Đúng. Túi cùng sau căng do máu đọng, khi khám âm đạo nếu chạm vào túi cùng sau thì bệnh nhân sẽ đau rất nhiều.
8. Nói về “huyết tụ thành nang” : (chọn nhiều câu)
a. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng thiếu máu mãn.
b. Khám âm đạo sẽ thấy túi cùng sau căng và ấn đau.
c. Chọc dò túi cùng sau là phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất.
d. Tất cả những trường hợp huyết tụ thành nang đều phải phẫu thuật.
Đáp án: A, B, D.
Huyết tụ thành nang là 1 thể lâm sàng của thai ngoài tử cung. Khối thai ở vòi trứng làm chảy máu rỉ rả kéo dài (không chảy máu nhiều như thai ngoài tử cung vỡ), lượng máu này thường đọng ở túi cùng sau làm kích thích trực tràng. Thường có những quai ruột bao quanh khối máu tụ này, khối máu tụ này có thể dính với các cơ quan lân cận.
a. Đúng. Do tình trạng chảy máu kéo dài nên bệnh nhân sẽ có biểu hiện thiếu máu mãn (da xanh, niêm nhợt).
b. Đúng. Khám túi cùng sau có thể sờ chạm khối máu tụ (thường khối máu tụ này không có giới hạn rõ).
c. Sai. Chọc dò túi cùng sau không nên thực hiện trong những trường hợp nghi huyết tụ thành nang.
d. Đúng. Phẫu thuật cắt vòi trứng sát gốc.
9. Nói về “chọc dò túi cùng sau” ở trường hợp thai ngoài tử cung, chọn câu SAI: (chọn nhiều câu)
a. Tùy theo vị trí đau của bệnh nhân mà ta chọc ở túi cùng lệch sang phải hoặc trái.
b. Thường chọc dò ra máu đỏ sậm, không đông.
c. Nếu chọc dò không ra máu có thể loại trừ thai ngoài tử cung vỡ.
d. Nên chọc dò tất cả những trường hợp thai ngoài tử cung.
Đáp án: A, C, D.
Mục đích của chọc dò túi cùng là xác định tính chất của dịch trong ổ bụng. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp chống chỉ định chọc dò túi cùng như: huyết tụ thành nang, tử cung gập sau . .
a. Sai. Vị trí chọc thường là ở túi cùng sau vì dịch thường đọng nhiều ở túi cùng sau.
b. Đúng. Trong những trường hợp điển hình thường máu rút ra có màu đỏ sậm, không đông.
c. Sai. Có rất nhiều nguyên nhân làm chọc dò không ra máu: (1) thai ngoài tử cung chưa vỡ; (2) chọc không đúng vị trí của khối máu; (3) máu cục làm nghẹt kim; (4) lượng máu ít; (5) chọc vào tử cung (khi tử cung gập sau nhiều).
d. Sai. Một số trường hợp không cần chọc dò: bệnh nhân bị sốc giảm thể tích, siêu âm thấy máu nhiều trong ổ bụng . . .
10. Nói về “siêu âm trong thai ngoài tử cung”: (chọn nhiều câu)
a. Siêu âm ngả âm đạo sẽ chẩn đoán sớm và chính xác hơn ngả bụng.
b. Có thể thấy khối cạnh tử cung.
c. Có thể thấy lòng tử cung chứa dịch.
d. Nếu bệnh nhân ra huyết âm đạo thì không nên siêu âm ngả âm đạo.
Đáp án: A, B, C.
a. Đúng. Để quan sát những bất thường ở vùng chậu thì siêu âm ngả âm đạo sẽ tốt hơn siêu âm ngả bụng.
b. Đúng. Thường khối cạnh tử cung có cấu trúc echo hỗn hợp, có thể thấy hình ảnh túi thai hoặc phôi.
c. Đúng. Cần kết hợp với định tính (que thử thai) hoặc định lượng (P-hCG) hormon hCG.
d. Sai. Có thể siêu âm bằng ngả âm đạo.
11. Nói về “điều trị thai ngoài tử cung”: (chọn nhiều câu)
a. Có thể điều trị bảo tồn đối với thai ngoài tử cung chưa vỡ.
b. Có thể cắt vòi trứng có khối thai bằng nội soi ổ bụng.
c. Nếu thai ở đoạn kẽ vỡ thì phải cắt tử cung bán phần.
d. Có thể truyền máu hoàn hồi trong thai ngoài tử cung vỡ.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng. Có thể điều trị bảo tồn (vòi trứng) bằng cách xẻ vòi trứng, hút tổ chức thai và nhau sau đó khâu hoặc đốt cầm máu.
b. Đúng. Nội soi ổ bụng có thể vừa chẩn đoán và điều trị.
c. Sai. Thai ở đoạn kẽ khi vỡ sẽ chảy máu rất nhiều. Phẫu thuật chỉ là xén gốc và khâu cầm máu, không cắt tử cung.
d. Đúng. Nếu bệnh nhân mất máu nhiều thì có thể truyền máu hoàn hồi, tuy nhiên phải bảo đảm không có tình trạng nhiễm trùng và tán huyết ít.
12. Dấu hiệu nào sau đây giúp loại trừ thai ngoài tử cung:
a. Thử thai âm tính.
b. Bệnh nhân đang áp dụng biện pháp tránh thai là dụng cụ tử cung.
c. Chọc dò túi cùng sau không ra máu.
d. Siêu âm thấy túi thai + yolk sac trong lòng tử cung Đáp án: D.
a. Không loại trừ được. Một số trường hợp thai ngoài tử cung que thử thai âm tính.
b. Không loại trừ được. Dụng cụ tử cung chỉ ngăn không có thai trong tử cung, không thể ngăn thai ngoài tử cung.
c. Không loại trừ được. Có rất nhiều nguyên nhân làm chọc dò không ra máu: (1) thai ngoài tử cung chưa vỡ; (2) chọc không đúng vị trí của khối máu; (3) máu cục làm nghẹt kim; (4) lượng máu ít; (5) chọc vào tử cung (khi tử cung gập sau nhiều).
d. Có thể loại trừ được. Khi túi thai trong tử cung có yolk sac thì đó là túi thai thật trong tử cung ta có thể loại trừ thai ngoài tử cung. Tỷ lệ có thai trong tử cung và thai ngoài tử cung vào khoảng 1/8000 ở những trường hợp có nguy cơ cao thai ngoài tử cung; khoảng 1/30000 ở những trường hợp không có nguy cơ thai ngoài tử cung.
13. Khi que thử thai cho kết quả (+). Hình ảnh (trên SA) nào sau đây giúp loại trừ thai ngoài tử cung:
a. Có dịch túi cùng + không có khối cạnh tử cung.
b. Có dịch túi cùng + có túi thai có phôi và tim thai trong lòng tử cung.
c. Có dịch túi cùng + có khối cạnh tử cung.
d. Có dịch túi cùng + có dịch trong lòng tử cung.
Đáp án: B.
a. Không thể loại trừ.
b. Có thể loại trừ. Khi túi thai trong tử cung có phôi là tim phôi thì đó là túi thai thật trong tử cung ta có thể loại trừ thai ngoài tử cung.
c. Không thể loại trừ.
d. Không thể loại trừ.
14. Nói về siêu âm (SA) trong thai ngoài tử cung: (chọn nhiều câu)
a. SA ngả âm đạo sẽ chẩn đoán sớm hơn SA ngả bụng.
b. Có mối liên quan giữa nồng độ p hCG và sự quan sát thấy túi thai trong lòng tử cung
c. Túi thai giả thường xuất hiện trong những trường hợp trễ kinh > 1 tháng.
d. Một sô trường hơp cần phải kết hợp của SA ngả bụng và ngả âm đạo.
Đáp án: C.
a. Đúng.
b. Đúng. Khi nồng độ p hCG > 2000 mUI/ml, thường phải thấy túi thai trong lòng tử cung qua SA ngả âm đạo.
c. Sai.
d. Đúng. Khi thấy dịch nhiều ở túi cùng sau, ta cần phải xác định xem có dịch ở ổ bụng không. Siêu âm ngả âm đạo không thể xác định có dịch trong ổ bụng hay không.
15. Khối cạnh tử cung có thể là: (chọn nhiều câu)
a. Khối thai ngoài tử cung.
b. Nang hoàng thể.
c. Khối u buồng trứng.
d. Nang nước cạnh vòi trứng.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
16. Trong thai ngoài tử cung, “điều trị bảo tồn” có nghĩa là:
a. Mổ nội soi chỉ kẹp cắt khối thai, không cắt vòi trứng.
b. Mổ nội soi xẻ vòi trứng lấy khối thai.
c. Mổ nội soi đốt các mạch máu nuôi khối thai.
d. Mổ nội soi hút khối thai qua loa vòi.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
Trong thai ngoài tử cung “điều trị bảo tồn” có thể là: (1) xẻ vòi trứng lấy khối thai; (2) điều trị Methotrexate (MTX).
17. Trong thai ngoài tử cung đoạn bóng, khi cắt vòi trứng nên cắt sát gốc vì:
a. Nếu không cắt sát gốc có thể không lấy hết khối thai.
b. Nếu không cắt sát gốc có thể khâu cầm máu không tốt.
c. Nếu không cắt sát gốc có thể bị thai ngoài tử cung bên vòi trứng đã cắt.
d. Nếu không cắt sát gốc thì không bảo tồn được chức năng của buồng trứng bên vòi trứng bị cắt.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
18. Nói về nội soi trong thai ngoài tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thai ngoài tử cung.
b. Có thể cắt vòi trứng hoặc xẻ vòi trứng lấy khối thai.
c. Không nên mổ nội soi khi SA thấy dịch túi cùng.
d. Thời gian hậu phẫu ngắn hơn mổ bụng.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
19. Bệnh nhân trễ kinh 10 ngày, test thai (+). Dấu hiệu lâm sàng nào giúp loại trừ thai ngoài tử cung:
a. Không có ra huyết âm đạo.
b. Dấu hiệu Hegar (-).
c. Không sờ chạm khối cạnh tử cung.
d. Khám lâm sàng không thể loại trừ thai ngoài tử cung.
Đáp án D.
a. Sai.
b. Sai. Dấu Hegar chỉ xác định có thai hay không. Không giúp xác định vị trí thai.
c. Sai. Nguyên nhân sờ không được khối cạnh tử cung là: (1) kích thước nhỏ; (2) bệnh nhân mập; (3) bệnh nhân đau bụng nhiều.
d. Đúng.
20. Nói về thai ngoài tử cung vỡ: (chọn nhiều câu)
a. Triệu chứng lâm sàng là đau bụng đột ngột.
b. Bệnh nhân có thể bị choáng mất máu.
c. Không có sự tương quan giữa thời gian mất kinh và biểu hiện lâm sàng.
d. Siêu âm có thể thấy dịch trong ổ bụng.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
24. Trên siêu âm, hình ảnh nào sau đây giúp chẩn đoán xác định thai ngoài tử cung:
a. Nội mạc tử cung 5 mm – Focal hỗn hợp cạnh (P) tử cung – Dịch túi cùng sau không thuần trạng.
b. Nội mạc tử cung 8 mm – Focal hỗn hợp cạnh (T) tử cung – Dịch túi cùng sau thuần trạng.
c. Nội mạc tử cung 13 mm – Focal hỗn hợp cạnh (P) tử cung – Túi cùng sau không dịch.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
25. Trên siêu âm, hình ảnh nào sau đây giúp loại trừ thai ngoài tử cung:
a. Nội mạc tử cung 8 mm – Lòng tử cung có vòng tránh thai – Focal hỗn hợp cạnh (P) tử cung – Túi cùng sau không dịch.
b. Nội mạc tử cung dầy – Lòng tử cung có túi thai, có yolk sac – Focal hỗn hợp cạnh (P) tử cung – Dịch túi cùng sau không thuần trạng.
c. Nội mạc tử cung 13 mm – Lòng tử cung có vòng tránh thai – Dịch túi cùng sau không thuần trạng.
d. Nội mạc tử cung 4 mm – Lòng tử cung có dịch – Focal hỗn hợp cạnh (P) tử cung – Túi cùng sau có dịch không thuần trạng.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
26. Trên siêu âm, hình ảnh nào sau đây giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung:
a. Nội mạc tử cung 8 mm – Lòng tử cung có vòng tránh thai – Focal hỗn hợp cạnh (P) tử cung – Túi cùng sau không dịch.
b. Nội mạc tử cung dầy – Lòng tử cung có túi thai, có yolk sac – Focal hỗn hợp cạnh (P) tử cung – Dịch túi cùng sau không thuần trạng.
c. Nội mạc tử cung 13 mm – Lòng tử cung có vòng tránh thai – Dịch túi cùng sau không thuần trạng.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
—–0—–
THAI TRỨNG
1. Nói về thai trứng: (chọn nhiều câu)
a. Thai trứng có 2 loại: thai trứng toàn phần và thai trứng bán phần.
b. Thai trứng có thể diễn tiến thành ung thư nguyên bào nuôi.
c. Khoảng 80% có kèm theo dấu hiệu cường giáp.
d. Được chia làm 2 loại: thai trứng nguy cơ cao và thai trứng nguy cơ thấp.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng. Về giải phẫu bệnh thai trứng được phân làm 2 loại là thai trứng toàn phần và thai trứng bán phần.
Thai trứng toàn phần:
– Tất cả các gai nhau đều bị thoái hoá thành những bọc trứng.
– Karyo type: 46XX hoặc 46 XY
– SA: không thấy nhau và phôi.
– Tiên lượng xấu hơn thai trứng bán phần.
Thai trứng bán phần:
– Một phần gai nhau bị thoái hoá, mô nhau bình thường, phôi hoặc thai nhi.
– KaryẦo type: 69 XXX hoặc 69 XXY.
– SA: bên cạnh những bọc trứng có thể thấy nhau hoặc (và) phôi (thai).
– Tiên lượng tốt hơn thai trứng toàn phần.
b. Đúng. Thai trứng có thể biến thành ung thư nguyên bào nuôi hoặc xâm lấn tại chỗ.
c. Sai. Chỉ có khoảng 10% trường hợp thai trứng có kèm theo dấu hiệu cường giáp. Triệu chứng cường giáp chỉ gặp trong những trường hợp: bề cao tử cung > thai 16 tuần, P-hCG trong nước tiểu > 1.000.000 UI/ 24 giờ.
d. Đúng. Thai trứng được chia làm 2 loại: thai trứng nguy cơ cao và thai trứng nguy cơ thấp.
2. Nói về nang hoàng tuyến: (chọn nhiều câu)
a. Tất cả những trường hợp thai trứng đều có nang hoàng tuyến ở 2 bên.
b. Có liên quan đến sự tăng nồng độ P-hCG.
c. Là 1 yếu tố để phân loại thai trứng nguy cơ cao hay nguy cơ thấp.
d. Có thể gây biến chứng cấp tính như vỡ nang hoặc xoắn nang.
Đáp án: B, C, D.
a. Sai. Không phải tất cả những trường hợp thai trứng đều phải có nang hoàng tuyến. Nang hoàng tuyến có thể có 1 hoặc 2 bên.
b. Đúng.
– Khi nồng độ P-hCG cao sẽ xuất hiện nang hoàng tuyến.
– Nang hoàng tuyến sẽ biến mất sau khi nạo thai trứng (thường sau 3 tháng).
– Trong quá trình theo dõi hậu thai trứng nếu nang hoàng tuyến không biến mất: bệnh nguyên bào nuôi tồn tại, ung thư nguyên bào nuôi hoặc thai trứng xâm lấn.
c. Đúng. Dựa vào kích thước của nang hoàng tuyến người ta có thể phân loại thai trứng.
d. Đúng. Những biến chứng này cần được phẫu thuật cấp cứu.
3. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất của thai trứng là:
a. Rong huyết.
b. Tử cung to hơn tuổi thai.
c. Nghén nặng hơn những lần mang thai trước.
d. Nhức đầu nhiều.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
4. Xét nghiệm nào thường được dùng trong chẩn đoán thai trứng:
a. Siêu âm vùng chậu.
b. X quang tử cung không chuẩn bị.
c. Chụp X quang buồng ối.
d. Quang kích chậu.
Đáp án: A.
a. Đúng. Siêu âm vùng chậu: có ích trong bệnh lý thai trứng vì:
– Không gây ảnh hưởng lên thai.
– Có thể giúp chẩn đoán thai trứng toàn phần hay bán phần.
– Đánh giá số lượng và kích thước của nang hoàng tuyến.
– Kiểm tra sau khi nạo thai trứng và trong quá trình theo dõi hậu thai trứng.
b. Sai. Ngày nay không còn sử dụng.
c. Sai. Ngày nay không còn sử dụng.
d. Sai. Quang kích chậu là phương pháp chụp khung chậu để đánh giá các đường kính của khung chậu trong.
5. Loại hormon nào có vai trò quan trọng trong bệnh lý thai trứng:
a. β-hCG. b. hPL. c. Estrogen. d. FSH.
Đáp án: A.
a. Đúng. hCG (Human Chorionic Gonadotropin) có 2 chuỗi là a và p. Trong bệnh lý thai trứng P-hCG có vai trò quan trọng vì:
– Là yếu tố góp phần chẩn đoán thai trứng.
– Là yếu tố giúp phân loại thai trứng (nguy cơ cao hay nguy cơ thấp).
– Là yếu tố giúp theo dõi quá trình diễn tiến của bệnh
– Là yếu tố giúp đánh giá hiệu quả của việc điều trị thai trứng
P-hCG được định lượng trong huyết thanh (mUI/ml) hoặc trong nước tiểu (UI/24 giờ hoặc UI/lít). ^
b. Sai. hPL (Human Placental Lactogen). Thường cao trong thai trứng nhưng lại rất thấp trong thai thường. Tuy nhiên, hPL không được dùng trong việc theo dõi hậu thai trứng.
c. Sai. Các dạng của estrogen (estron (E1), estradiol (E2), estriol (E3)) trong thai trứng thường thấp hơn thai thường. Tuy nhiên, estrogen không được dùng trong việc theo dõi hậu thai trứng.
d. Sai. FSH (Follice Stimulating Hormon) chỉ có tác dụng kích thích sự phát triển của nang noãn. Không có giá trị trong bệnh lý thai trứng.
6. Nói về “điều trị thai trứng”, chọn câu SAI: (chọn nhiều câu)
a. Khi đã chẩn đoán là thai trứng nên hút nạo thai trứng ngay.
b. Những trường hợp thai trứng nguy cơ cao nên cho hóa chất trước khi hút nạo.
c. Hút nạo thai trứng hay cắt tử cung nguyên khối tùy thuộc vào nồng độ P-hCG.
d. Thai trứng nguy cơ cao nên hút nạo ít nhất là 3 lần.
Đáp án: B, C, D.
a. Đúng. Nên hút nạo ngay vì
– Nếu thai trứng đang sẩy gây chảy máu nhiều, hút nạo thai trứng có tác dụng cầm máu.
– Bệnh phẩm sau khi hút nạo được gởi thử giải phẫu bệnh, tùy theo kết quả giải phẫu bệnh mà có hướng xử trí phù hợp.
b. Sai. Nên hút nạo trước rồi mới dùng hoá chất (nếu cần).
c. Sai. Tùy thuộc, vào tuổi và số con của bệnh nhân. Nếu người bệnh lớn tuổi, đông con thì nên cắt tử cung.
d. Sai. Số lần hút nạo tùy thuộc vào việc đã hút nạo hết trứng trong lòng tử cung chưa.
7. Nói về hút nạo thai trứng: (chọn nhiều câu)
a. Nên truyền oxytocin trong quá trình hút nạo thai trứng.
b. Có thể bị thủng tử cung.
c. Nếu bọc trứng đang sẩy thì không cần nạo hút mà nên để sẩy tự nhiên.
d. Phải lấy bệnh phẩm gởi giải phẫu bệnh.
Đáp án: A, B, D.
a. Đúng. Truyền oxytocin trong khi hút nạo làm giảm sự chảy máu và làm giảm nguy cơ thủng tử cung.
b. Đúng. Tử cung trong giai đoạn này rất mềm, khi hút nạo có nguy cơ làm thủng tử cung.
c. Sai. Khi bọc trứng đang sẩy thì thường chảy máu nhiều, vi vậy phải nạo càng sớm càng tốt để cầm máu.
d. Đúng. Bệnh phẩm khi lấy ra đều phải gởi giải phẫu bệnh. Tùy theo lâm sàng là thai trứng toàn phần hay thai trứng bán phần mà số lọ bệnh phẩm khác nhau.
8. Tỷ lệ tiến triển tốt sau nạo thai trứng là:
a. 20% – 30%. b. 40% – 50%. c. 60% – 70%. d. 80% – 90%.
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
9. Nói về theo dõi hậu thai trứng: (chọn nhiều câu)
a. Thời gian theo dõi phải ít nhất là 12 – 18 tháng.
b. Nên áp dụng biện pháp tránh thai khi theo dõi hậu thai trứng.
c. Nếu bệnh nhân đã cắt tử cung thì không cần theo dõi hậu thai trứng.
d. Xét nghiệm thường được làm là định lượng P-hCG.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
10. Thuốc tránh thai nào sau đây được khuyên dùng cho bệnh nhân khi theo dõi hậu thai trứng:
a. Exluton®. b. Mercilon®. c. Postinor®. d. Depo – Provera®.
Đáp án: B.
a. Sai. Exluton® là loại thuốc viên tránh thai chỉ chứa progestin. Loại thuốc này thường được khuyên dùng trong những trường hợp mẹ cho con bú. Exluton® không phải là thuốc được chọn lựa đầu tiên dể ngừa thai trong khi theo dõi hậu thai trứng.
b. Đúng. Mercilon® là loại thuốc viên tránh thai phối hợp (estrogen + progestin), là thuốc được chọn lựa đầu tiên dể ngừa thai trong khi theo dõi hậu thai trứng. Ngoài Mercilon®, còn có 1 số loại thuốc khác (hiện nay có mặt tại thị trường Việt Nam) như: Idéal®, Gynera®, Marvelon®, Tri – Regol®, Regulon®, Rigevidon® . . .
c. Sai. Postinor® chỉ dược dùng trong những trường hợp ngừa thai khẩn cấp (emergency contraception).
d. Sai. Depo – Provera® là thuốc tiêm ngừa thai có tác dụng 3 tháng. Depo – Provera® không phải là thuốc được chọn lựa đầu tiên dể ngừa thai trong khi theo dõi hậu thai trứng.
11. Xét nghiệm thường làm khi theo dõi hậu thai trứng là:
a. Que thử thai và siêu âm vùng chậu.
b. Định lượng P-hCG và nạo sinh thiết từng phần.
c. Định lượng P-hCG và siêu âm vùng chậu.
d. Siêu âm vùng chậu và X quang phổi.
Đáp án: C.
a. Sai. Que thử thai không có giá trị khi theo dõi hậu thai trứng.
b. Sai. Nạo sinh thiết từng phần chỉ có giá trị trong theo dõi các bệnh lý của nội mạc tử cung (K nội mạc tử cung).
c. Đúng.
Định lượng P-hCG sẽ giúp đáp ứng của việc điều trị tốt (P-hCG giảm) hay không tốt (P-hCG không giảm hoặc tăng).
Siêu âm vùng chậu sẽ giúp đánh giá nang hoàng tuyến và kích thướt của tử cung . . .
d. Sai. X quang phổi thẳng chỉ thực hiện khi nghi ngờ K nguyên bào nuôi di căn, biểu hiện bằng: (1) bệnh nhân đau ngực, ho; (2) P-hCG tăng.
Trên phim X quang phổi thẳng có thể thấy hình bong bóng bay.
12. Những bệnh lý sau đây đều là nguyên nhân gây xuất huyết ở 3 tháng đầu thai kỳ: (chọn nhiều câu)
a. Sẩy thai.
b. Nhau tiền đạo.
c. Thai trứng.
d. Thai ngoài tử cung.
Đáp án: A, C, D. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
13. Khi bệnh nhân tái khám hậu thai trứng, điều nào sau đây KHÔNG cần làm:
a. Khám âm đạo để đánh giá kích thước tử cung và nang hoàng tuyến.
b. Định lượng β-hCG.
c. Chụp X quang phổi thẳng.
d. Hỏi phương pháp ngừa thai đã áp dụng.
Đáp án: B.
a. Đúng. Phải khám âm đạo bằng mỏ vịt và bằng tay. Mục đích khám là đánh giá sự co hồi của tử cung, tiến triển của nang hoàng tuyến và xem có di căn ở âm đạo hay không?
b. Đúng. Đây là xét nghiệm bắt buộc phải làm khi khám 1 bệnh nhân hậu thai trứng.
c. Sai. Chụp X quang phổi thẳng chỉ làm khi nghi ngờ có di căn (bệnh nhân đau ngực, ho hoặc P-hCG tăng).
d. Đúng. Một trong những yêu cầu khi theo dõi hậu thai trứng là bệnh nhân không được có thai. Vì vậy, phải hỏi bệnh nhân có áp dụng biện pháp tránh thai hay không và áp dụng như thế nào.
14. Sau khi hút nạo thai trứng, điều nào sau đây có giá trị nhất cho việc tiên lượng diễn tiến của bệnh:
a. Tốc độ co hồi tử cung.
b. Tình trạng ra huyết sau nạo.
c. Diễn tiến nồng độ P-hCG.
d. Triệu chứng nghén của bệnh nhân.
Đáp án: C.
a. Sai.
b. Sai.
c. Đúng. Có 3 biểu đồ biểu diễn nồng độ P-hCG: (1) xu hướng giảm: diễn tiến tốt; (2) xu hướng không giảm hoặc (3) xu hướng tăng: diễn tiến xấu.
d. Sai.
15. Nói về hút nạo thai trứng, anh (chị) NÊN:
a. Đối với thai trứng nguy cơ cao nên hút ít nhất là 3 lần.
b. Trong khi hút nạo nếu máu chảy nhiều thì nên chấm dứt thủ thuật ngay chờ hút nạo lần
c. Dùng que nong Hegar số lớn (ít nhất là số 15).
d. Truyền Lactate Ringer có pha oxytocin.
Đáp án: D.
a. Sai. Số lần nạo hút thai trứng không phụ thuộc vào thai trứng nguy cơ cao hay thai trứng nguy cơ thấp mà phụ thuộc vào vấn đề “đã nạo hết trứng trong lòng tử cung hay chưa”. Thường là nạo 2 lần.
b. Sai. Nếu trong quá trình hút nạo mà máu chảy nhiều, chúng ta phải cố gắng lấy mô trứng ra thật nhanh giúp tử cung co hồi tốt để cầm máu.
c. Sai.
d. Đúng. Truyền Lactate Ringer có pha oxytocin sẽ giúp tử cung co hồi tốt tránh chảy máu nhiều, giảm nguy cơ thủng tử cung khi nạo.
16. Thai trứng có dấu hiệu nào sau đây thì được xếp vào loại thai trứng nguy cơ cao: (chọn nhiều câu)
a. Siêu âm tử cung có hình ảnh bão tuyết.
b. P-hCG trong máu > 100.000 mUI/ml.
c. Kích thước nang hoàng tuyến > 6 cm.
d. Bệnh nhân > 40 tuổi
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
Những trường hợp được xếp vào “thai trứng nguy cơ cao” là: (1) bệnh nhân < 20 tuổi; (2) tử cung to hơn tuổi thai hoặc tử cung to > thai 20 tuần; (3) P-hCG trong nước tiểu > 1.000.000 UI/L; (4) có triệu chứng cường giáp hoặc tiền sản giật đi kèm.
17. Nói về thai trứng nguy cơ thấp: (chọn nhiều câu)
a. Không bao giờ tiến triển thành ung thư nguyên bào nuôi.
b. Không cần điều trị hóa dự phòng.
c. Thường không có dấu hiệu cường giáp.
d. Chỉ cần hút nạo 1 lần.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
—–0—–
KHỐI U BUỒNG TRỨNG
1. Nói về khối u buồng trứng cơ năng: (chọn nhiều câu)
a. Thường biến mất sau 3 chu kỳ kinh.
b. Có những trường hợp kích thước > 6 cm.
c. Không thể gây biến chứng xoắn hoặc vỡ u.
d. Thường kèm CA 125 tăng.
Đáp án: A, B. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
2. U buồng trứng dạng cơ năng có những đặc điểm sau: (chọn nhiều câu)
a. Kích thước < 6 cm.
b. Không vách, không chồi.
c. Chỉ biến mất sau khi dùng thuốc vĩ tránh thai được 3 tháng.
d. Chứa dịch trong.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
3. U buồng trứng nào sau đây được xếp dạng cơ năng: (chọn nhiều câu)
a. Nang hoàng tuyến.
b. U lạc nội mạc tử cung.
c. Nang hoàng thể.
d. U bọc bì buồng trứng.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
4. Nguy cơ có thể xảy ra với khối u buồng trứng là: (chọn nhiều câu)
a. Hóa ác tính.
b. Gây hiếm muộn, vô sinh.
c. Gây rối loạn kinh nguyệt.
d. Biến chứng xoắn.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
5. Biến chứng có thể xảy ra với khối u buồng trứng là: (chọn nhiều câu)
a. Xoắn. b. Xuất huyết. c. Vỡ. d. Nhiễm trùng.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
6. Dấu hiệu cơ năng nào sau đây có trong khối u buồng trứng xoắn: (chọn nhiều câu)
a. Đau bụng. b. Buồn nôn. c. Tiểu gắt. d. Tiêu chảy.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
7. Khối u nào sau đây có thể bị xoắn: (chọn nhiều câu)
a. Khối u dạng bì.
b. Nang hoàng tuyến.
c. Nang hoàng thể.
d. U lạc nội mạc tử cung.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
8. Nói về khối u buồng trứng xoắn: (chọn nhiều câu)
a. Thường kèm theo xoắn vòi trứng.
b. Khối u dạng lạc nội mạc tử cung thường dễ bị xoắn nhất.
c. Rất khó chẩn đoán sớm trên lâm sàng.
d. Không nên tháo xoắn nếu khối u đã bị hoại tử.
Đáp án: A, C, D.
a. Đúng.
b. Sai. Khối u dạng lạc nội mạc tử cung thường gây dính vào các cơ quan lân cận cho nên rất khó xoắn. Khối u dễ bị xoắn nhất là u dạng bì (teratoma). Một số yếu tố thuận cho khối u xoắn là: (1) khối u không bị dính; (2) khối u không quá to (khoảng 5 – 6 cm); (3) ổ bụng bị trống đột ngột (sau sanh)
c. Đúng. Khối u buồng trứng xoắn không có triệu chứng điển hình (triệu chứng thường gặp là: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, sốt nhẹ, khối u chạm đau . . .) ^ rất khó chẩn đoán sớm trên lâm sàng. Khối u buồng trứng xoắn thường bị chẩn đoán và điều trị trễ nên phẫu thuật thường là cắt phần phụ bên xoắn.
d. Đúng. Nếu tháo xoắn chất độc của khối u vào tuần hoàn và có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
9. Các phương pháp phẫu thuật có thể thực trên khối u buồng trứng là: (chọn nhiều câu)
a. Bóc u.
b. Cắt 1 phần phụ.
c. Cắt cả 2 phần phụ.
d. Cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
10. Hãy điền vào cho trống những điều kiện để chỉ định mổ hợp lý của khối u buồng trứng: (9 câu)
1. Chỉ định mổ bóc u:
A. Bệnh nhân 27 tuổi – PARA (0000; 1001; 2002) – Khối u buồng trứng trái – Kích thước 5 cm – Dạng (teratoma, lạc nội mạc tử cung, dịch trong không vách không chồi) – Tiền căn (Không có phẫu thuật – Mổ cắt phần phụ phải do khối u buồng trứng xoắn – Mổ cắt vòi trứng phải do thai ngoài tử cung).
B. Bệnh nhân 40 tuổi – PARA (2002) – Khối u buồng trứng trái – Kích thước 10 cm -Dạng (teratoma, lạc nội mạc tử cung, dịch trong không vách không chồi) – Tiền căn (Không có phẫu thuật – Mổ cắt phần phụ phải do khối u buồng trứng xoắn – Mổ cắt vòi trứng phải do thai ngoài tử cung).
C. Bệnh nhân 28 tuổi – PARA (1001) – Khối u buồng trứng trái – Kích thước 7 cm – Dạng (teratoma, lạc nội mạc tử cung, dịch trong không vách không chồi) – Tiền căn (Không có phẫu thuật – Mổ cắt phần phụ phải do khối u buồng trứng xoắn – Mổ cắt vòi trứng vòi trứng phải do thai ngoài tử cung).
2. Chỉ định cắt phần phụ 1 bên:
A. Bệnh nhân 33 tuổi – PARA (0000; 1001; 2002) – Khối u buồng trứng trái – Kích thước 6 cm – Dạng (teratoma, lạc nội mạc tử cung, dịch trong không vách không chồi) – Tiền căn (Không có phẫu thuật – Mổ cắt phần phụ phải do khối u buồng trứng xoắn – Mổ cắt vòi trứng phải do thai ngoài tử cung).
B. Bệnh nhân 40 tuổi – PARA (2002) – Khối u buồng trứng trái – Kích thước 10 cm -Dạng (teratoma, lạc nội mạc tử cung, dịch trong không vách không chồi) – Tiền căn (Không có phẫu thuật – Mổ cắt phần phụ phải do khối u buồng trứng xoắn – Mổ cắt vòi trứng phải do thai ngoài tử cung).
C. Bệnh nhân (25 – 35 – 45) tuổi – PARA (1001) – Khối u buồng trứng trái – Kích thước 7 cm – Dạng (teratoma, lạc nội mạc tử cung, dịch trong không vách không chồi) – Tiền căn (Không có phẫu thuật – Mổ cắt phần phụ phải do khối u buồng trứng xoắn – Mổ cắt vòi trứng vòi trứng phải do thai ngoài tử cung).
11. Nói về khối u buồng trứng và thai: (chọn nhiều câu)
a. Đa số là ác tính.
b. Nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt.
c. Có thể gây biến chứng xoắn.
d. Có thể gây khối u tiền đạo.
Đáp án: C, D. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Đúng.
12. Khi khối u không có gây biến chứng, thời điểm phẫu thuật khối u buồng trứng trong thai kỳ có thể là: (chọn nhiều câu)
a. 3 tháng đầu thai kỳ.
b. 3 tháng giữa thai kỳ.
c. 3 tháng cuối thai kỳ.
d. Trong khi mổ lấy thai.
Đáp án: B, D. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
13. Trường hợp thai 40 tuần + khối u buồng trứng dạng teratoma (không có biến chứng), thái độ xử trí là: (chọn nhiều câu)
a. Chỉ định phẫu thuật khối u kết hợp mổ lấy thai.
b. Theo dõi chuyển dạ sanh bình thường, phẫu thuật cắt khối u sau thời gian hậu sản.
c. Nếu có chỉ định mổ lấy thai thì kết hợp với phẫu thuật khối u.
d. Chỉ định phẫu thuật khối u, sau đó theo dõi chuyển dạ sanh.
Đáp án: B, C. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
—–0—–
U XƠ TỬ CUNG
1. Vị trí nhân xơ thường gặp nhất trên tử cung là:
a. Dưới niêm mạc.
b. Trong cơ tử cung.
c. Cổ tử cung.
d. Đáy tử cung.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
2. Tỷ lệ ác tính của nhân xơ tử cung là:
a. 0,1%. ẽ b. 0,2%. c. 0,3%. d. 0,4%.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
3. Nói về nhân xơ tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Thường có nhiều nhân.
b. Thường biến mất sau khi mãn kinh.
c. Tất cả trường hợp có nhân xơ tử cung đều phải mổ.
d. Nhân xơ tử cung thường phát triển rất chậm.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
4. Nói về nhân xơ tử cung: (chọn nhiều câu)
a. Phương pháp điều trị nội khoa chỉ mang tính chất tạm thời.
b. Là u lành tính.
c. Bệnh nhân có nhân xơ tử cung thì không nên có thai.
d. Nếu có chỉ định cắt tử cung thì nên cắt tử cung toàn phần.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
5. Nhân xơ ở vị trí nào thường gây rong kinh, rong huyết:
a. Dưới niêm mạc.
b. Trong cơ tử cung.
c. Cổ tử cung.
d. Đáy tử cung.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
6. Nhân xơ ở vị trí nào thường dễ chèn ép lên niệu quản: (chọn nhiều câu)
a. Dưới niêm mạc.
b. Trong cơ tử cung.
c. Trong dây chằng rộng.
d. Đáy tử cung.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
7. Nhân xơ ở vị trí nào có thể gây hiếm muộn: (chọn nhiều câu)
a. Nhân xơ dưới niêm.
b. Nhân xơ dưới thanh mạc.
c. Nhân xơ ở đoạn kẽ.
d. Nhân xơ trong dây chằng rộng.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
8. Một người có 1 nhân xơ ở đáy tử cung dưới thanh mạc D= 17 x 12 mm, bà ta muốn có thai anh (chị) sẽ khuyên bà ta:
a. Nên mổ bóc nhân xơ rối mới để có thai.
b. Cứ để có thai, nếu trong thai kỳ khối nhân xơ to lên thì mổ bóc nhân xơ ngay.
c. Cứ để có thai và theo dõi tiến triển của nhân xơ.
d. Dùng thuốc để làm khối nhân xơ nhỏ < 0,5 cm rồi mới nên để có thai.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
9. Một sản phụ (mang thai lần đầu) thai 8 tuần + nhân xơ vùng đáy tử cung dạng trong cơ D= 18 x 16 mm , anh (chị) sẽ :
a. Hút thai và phẫu thuật bóc khối u.
b. Dùng thuốc ức chế sự phát triển của khối u.
c. Theo dõi sự phát triển của khối u.
d. Theo dõi sự phát triển của khối u và sẽ phẫu thuật khi thai được 14 tuần tuổi.
Đáp án: C. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
10. Một sản phụ (mang thai lần đầu) thai 40 tuần + nhân xơ vùng đáy tử cung dạng trong cơ D= 25 x 20 mm , anh (chị) sẽ :
a. Mổ bóc nhân xơ kết hợp với mổ lấy thai.
b. Theo dõi sanh ngả âm đạo sau đó mổ cắt tử cung toàn phần sau thời gian hậu sản.
c. Mổ lấy thai sau đó mổ cắt tử cung toàn phần sau thời gian hậu sản.
d. Theo dõi sanh ngả âm đạo chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa (có thể bóc hoặc không bóc khối u).
Đáp án: D. a. Sai. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
11. Cắt tử cung toàn phần là:
a. Cắt toàn bộ tử cung.
b. Cắt toàn bộ tử cung + 2 buồng trứng.
c. Cắt toàn bộ tử cung + 2/3 âm đạo.
d. Cắt toàn bộ tử cung + lấy hạch cạnh tử cung.
Đáp án: A. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Sai.
12. Những thay đổi nào sau đây xảy ra sau khi cắt tử cung toàn phần: (chọn nhiều câu)
a. Bệnh nhân không có kinh.
b. Bệnh nhân không thể quan hệ tình dục.
c. Bệnh nhân sẽ bị mãn kinh sớm.
d. Bệnh nhân không thể có thai.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
13. Cắt tử cung bán phần là:
a. Cắt tử cung để lại 2 buồng trứng.
b. Cắt tử cung để lại cổ tử cung.
c. Cắt tử cung và cắt buồng trứng 1 bên.
d. Cắt tử cung và cắt phần phụ 1 bên.
Đáp án: B. a. Sai. b. Đúng. c. Sai. d. Sai.
14. Phẫu thuật nào sau đây sẽ phải cắt dây chằng thắt lưng buồng trứng: (chọn nhiều câu)
a. Cắt phần phụ.
b. Cắt tử cung toàn phần.
c. Cắt tử cung bán phần.
d. Cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ.
Đáp án: A, D. a. Đúng. b. Sai. c. Sai. d. Đúng.
15. Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ. Thời điểm nào dễ làm tổn thương niệu quản nhất:
a. Kẹp cắt dây chằng tròn.
b. Kẹp cắt dây chằng thắt lưng – buồng trứng.
c. Kẹp cắt động mạch tử cung.
d. Kẹp cắt dây chằng tử cung cùng.
Đáp án: B. a. Sai. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
16. Phẫu thuật cắt tử cung nào có thể thực hiện qua nội soi: (chọn nhiều câu)
a. Bóc nhân xơ.
b. Cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ.
c. Cắt tử cung toàn phần.
d. Cắt tử cung toàn phần + 1 bên phần phụ.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
17. Sau khi phẫu thuật cắt tử cung toàn phần được 30 phút. Băng vết mổ thấm nhiều máu, thái độ xử trí có thể là: (chọn nhiều câu)
a. Băng ép cầm máu.
b. Đặt dẫn lưu.
c. Khâu lại chổ chảy máu.
d. Nhét spongel cầm máu.
Đáp án: A, C. a. Đúng. b. Sai. c. Đúng. d. Sai.
18. Những yếu tố nào sau đây cần biết khi tiến hành bóc nhân xơ: (chọn nhiều câu)
a. Vị trí của nhân xơ.
b. Số lượng của nhân xơ.
c. Kích thước của nhân xơ.
d. Nhân xơ có giới hạn rõ hay không.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
19. Khi tiến hành bóc nhân xơ tử cung, điều nào sau đây cần chú ý: (chọn nhiều câu)
a. Nếu bóc nhân xơ không được thì phải cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ.
b. Sau khi bóc nhân xơ có thể bệnh nhân lại bị nhân xơ tử cung.
c. Sau khi bóc nhân xơ tử cung phải hạn chế làm tổn thương nội mạc tử cung.
d. Sau khi bóc nhân xơ, nếu có thai thì xử trí như 1 vết mổ dọc thân tử cung.
Đáp án: B, C, D.
a. Sai. Chỉ cần cắt tử cung toàn phần.
b. Đúng. Những nhân xơ nhỏ không quan sát thấy ở lần mổ trước có thể phát triển lên.
c. Đúng.
d. Đúng.
20. Nói về cắt tử cung toàn phần + 2 phần phụ, chọn cân SAI: (chọn nhiều câu)
a. Đây là phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung và 2 buồng trứng.
b. Thường áp dụng cho những bệnh nhân không muốn sanh nữa.
c. Một trong những biến chứng là chảy máu mỏm cắt âm đạo.
d. Cắt tử cung toàn phần thường chỉ dđịnh đối với khối u > thai 16 tuần.
Đáp án: A, B, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. d. Đúng.
21. So với cắt tử cung bán phần, thì cắt tử cung toàn phần: (chọn nhiều câu)
a. Thời gian phẫu thuật lâu hơn.
b. Mất máu nhiều hơn.
c. Dễ tổn thương niệu quản hơn.
d. Bệnh nhân bị mãn kinh sớm hơn.
Đáp án: A, B, C. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai.
22. Nói về nhân xơ tử cung và thai: (chọn nhiều câu)
a. Nhân xơ dưới thanh mạc là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn.
b. Có thể to hơn khi có thai.
c. Có thể gây biến chứng hoại tử.
d. Có thể bóc nhân xơ sau khi mổ lấy thai.
Đáp án: B, C, D. a. Sai. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.
23. Biến chứng của nhân xơ tử cung trên thai kỳ: (chọn nhiều câu)
a. Có thể gây hiếm muộn, vô sinh.
b. Có thể gây sẩy thai.
c. Có thể gây sanh non.
d. Có thể gây ngôi bất thường.
Đáp án: A, B, C, D. a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Đúng.