NGỘ ĐỘC THUỐC RẦY
1. ĐẠI CƯƠNG:
Là loại ngộ độc thường do nguyên nhân tự tử, một số ít là do tiếp xúc không mang dụng cụ bảo hộ. Thuốc rầy gồm: Chlo hữu cơ, Phospho hữu cơ, Carbamat.
2. CHLOR HỮU CƠ:
Là thuốc diệt chấy,rệp…thường gặp: DDT, Chlodan, Lindane, Endo sulfan, Toraphen…
Đường xâm nhập: da, hô hấp, tiêu hóa. Gây sang thương ở não, tiểu não, vùng vận động.
Liều gây độc: Tùy đường xâm nhập, ở người lớn khoảng 10-30gr,trẻ em 250mg/kg.
* Triệu chứng:
Mạn: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Tổn thương gan (Viêm gan). Ức chế tủy.
Cấp:
* Tiêu hóa: đau bụng,nôn ói,tiêu chảy.
* Thần kinh: Nhức đầu, rung tay chân, co giật, dãn đồng tử, ức chế hô hấp.
Xét nghiệm: Chlor/dịch dạ dày Điều trị:
Loại bỏ độc chất
Da: Cởi bỏ quần áo, tắm rửa.
Tiêu hóa: Rửa dạ dày. Nếu bệnh nhân hôn mê, phải đặt nội khí quản trước khi rửa dạ dày.
Than hoạt: 0,5gr-1gr/kg trong 48 giờ đầu Giữ thông đường thở:
Thở O2, thở máy nếu có suy hô hấp. Chống co giật nếu có, không có điều trị đặc hiệu.
3. PHOSPHO HỮU CƠ:
Là thuốc trừ sâu, thường gặp: Malathion, parathion, carbophenothion.
Đường xâm nhập: da, hô hấp, tiêu hóa.
Liều gây độc: Tùy thuộc đường ngộ độc và loại thuốc Triệu chứng:
Bao gồm các hội chứng:
Muscarinic:
Đồng tử co, rối loạn tri giác, tăng tiết dịch, co thắt cơ trơn, nhịp chậm, tụt huyết áp. Nicotinic: Rung cơ, liệt cơ do ức chế thần kinh trung ương Thần kinh trung ương:
Nhức đầu, chóng mặt, co giật, hôn mê, rối loạn thần kinh thực vật.
Tùy theo đường ngộ độc:
Tiêu hóa: Khoảng 30phút sau uống: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
Hô hấp: 30 phút sau hít, khó thở Da: rung cơ, đổ mồ hôi.
Chẩn đoán:
Bệnh sử gợi ý
Triệu trứng lâm sàng: Muscarinic, Nicotinic, thần kinh trung ương Cận lâm sàng: Phospho hữu cơ/dịch dạ dày. Men cholinesterase/máu (men giả). Điều trị:
Loại bỏ độc chất:
Da: Cời bỏ quần áo, tắm rửa.
Tiêu hóa: Rửa dạ dày. Nếu bênh nhân hôn mê, phải đặt nội khí quản trước khi rửa dạ dày.
Than hoạt: 0,5-1gr/kg/4giờ trong 48 giờ đầu.
Atropin: 2mg tiêm mạch, duy trì 2-4mg/15 phút cho đến khi có dấu ngấm Atropin (sốt, đồng tử dãn, da khô, mạch nhanh, sảng, cầu bàng quang) duy trì 1-2giờ sau đó giảm liều.
Pralidoxim (Contrathion, PAM para): Liều 0,5-1gr ở người lớn (trẻ em 20-40mg/kg) tiêm mạch trong 10phút, sau đó duy trì 2gr-6gr/24giờ (trẻ em 20-50mg/kg/24giờ) truyền tĩnh mạch.
Điều trị triệu chứng: Giữ thông đường thở, bù nước điện giải, điều trị co giật nếu có.
Tiên Lượng:
Tùy đường ngộ độc, lượng thuốc, thời gian từ lúc uống đến khi vào viện:
Nhẹ: Muscarinic, men AC giảm 30%
Trung bình: Muscarinic + Nicotinic, men AC giảm 50%
Nặng: Muscarinic + Nicotinic + Thần kinh trung ương, men AC giảm 70%.
4. CARBAMAT:
Sản phẩm thường gặp: CARBAMYL, ISOLAN, CARBOFURAN… Xâm nhập qua da, tiêu hóa, hô hấp. Carbamat kết hợp với men acetylcholinesterase vài giờ sau tiếp xúc, không bị ảnh hưởng bởi Pralidoxime.
Triệu chứng:
Nhẹ: Muscarinic
Nặng: Muscarinic + Nicitinic + Thần kinh trung ương. Men AC giảm 80%
Điều trị:
Loại bỏ độc chất:
Da: Tắm rửa, thay quần áo.
Tiêu hóa: rửa dạ dày
Giữ thông đường thở, thở máy khi có suy hô hấp.
Co giật: Diazepam
Atropin: tiêm mạch tùy theo mức độ lâm sàng.
NGỘ ĐỘC PARAQUAT
Paraquat là thuốc diệt cỏ có gốc hóa học là 1-1 dimethyl 4-4 bipyridyl với tên thương mại: Gramoxone, Dextronex, Esgram. Thuốc có hiệu quả cao trong nông nghiệp nên được sử dụng rộng rãi, vì thế số người ngộ độc cũng có chiều hướng tăng t heo. Thuốc rất độc và không có thuốc đối kháng nên việc xử trí sớm để ngăn chặn sự hấp thu và loại bỏ độc chất rất quan trọng.
1. LÂM SÀNG:
Triệu chứng tại chỗ: (do tiếp xúc bên ngoài)
Kích ứng da, viêm da, viêm giác mạc, kết mạc, niêm mạc mũi.
Triệu chứng toàn thân:
Đường tiêu hóa: Thuốc ăn mòn, loét niêm mạc đường tiêu hóa. Gây buồn nôn, nôn, khó nuốt do loét, đau họng. Thủng thực quản gây viêm trung thất.
Phổi: Tổn thương phổi nghiêm trọng và thường là nguyên nhân gây tử vong: ho ra máu, phù phổi, xơ hóa phổi (vì oxy là một chất thúc đẩy quá trình chuyển hóa paraquat ở phổi tạo các sản phẩm độc gây chết các tế bào biểu mô ở phế nang).
Tụy: Viêm tụy cấp
Gan: Hoại tử trung tâm tiểu thùy gan và đường mật Tim mạch: Chóang, loạn nhịp tim
Tủy xương: Tăng bạch cầu đa nhân giai đoạn sớm, thiếu máu giai đoạn muộn Thận: Suy thận do hoại tử ống thận cấp
2. CHẨN ĐOÁN:
Bệnh sử gợi ý,
Lâm sàng: Sớm và để nhận biết là có tình trạng lở loét niêm nạc môi, lưỡi, miệng, họng. Cận lâm sàng: Paraquat/nước tiểu
3. ĐIỀU TRỊ:
Rửa dạ dày: Khi bệnh nhân đến sớm trước 4giờ sau khi uống Đất sét fuller: Cho bệnh nhân uống 1lít dd fuller 15% kèm 200ml Manitol 20% Bentonite: Cho uống liều đầu 1 lít dung dịch bentonite 7% kèm 200ml Manitol 20% Than hoạt: 1-2gr/kg pha nước uống kèm 200ml Manitol 20%
Các thuốc trên uống mỗi 4-6 giờ cho đến khi thấy chất hấp phụ trong phân.
Tăng thải trừ chất độc:
Truyền dịch đẳng trương kèm thuốc lợi tiểu. Chú ý cân bằng nước điện giải
Lọc máu qua cột than hoạt tính (Lọc thận chậm CRRT). Thực hiện sớm trong 24giờ đầu.
Chạy thận nhân tạo không có hiệu quả.