PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LỖ HOÀNG ĐIỂM
I. Triệu chứng
1. Chủ quan: giảm thị lực còn khoảng 1/10, có thể nhìn hình biến dạng hoặc ám điểm trung tâm. Tuổi thường gặp 60-70, nữ gấp 3 lần nam, 10% 2 mắt
2. Khách quan: soi đáy mắt sẽ thấy 1 đốm tròn đỏ ngay trung tâm hoàng điểm, bao quanh là 1 quầng xám tạo ra do dịch dưới võng mạc.
Phân độ:
– Độ 1: sắp hình thành lỗ hoàng điểm
– Độ 2: lỗ hoàng điểm thật sự nhưng nhỏ
– Độ 3: lỗ hoàng điểm với dịch dưới võng mạc xung quanh nhưng chưa có bong
dịch kính sau
– Độ 4: lỗ hoàng điểm với dịch dưới võng mạc xung quanh và có bong dịch kính sau
II. Chẩn đoán phân biệt
1. Màng trước võng mạc giả lỗ hoàng điểm
2. Bệnh lý võng mạc do ánh sáng mặt trời
3. Nang trong võng mạc ví dụ phù hoàng điểm dạng nang mạn tính với nang trung tâm to.
III. Nguyên nhân bệnh lỗ hoàng điểm:
Có thể do dịch kính hoặc màng trước gây co kéo lên hoàng điểm, chấn thương, hoặc phù hoàng điểm dạng nang.
IV. Cận lâm sàng
1. Cần khám kỹ hoàng điểm với kính 60 hay 90, nếu có bong dịch kính sau thì cần khám kỹ võng mạc ngoại biên để tìm lỗ rách võng mạc.
2. Chụp OCT giúp phân độ, đánh giá tiến triển, và xác định mức độ co kéo của màng trước võng mạc.
V. Điều trị bệnh lỗ hoàng điểm
1. Lỗ hoàng điểm giai đoạn 1 (sắp hình thành) có thể tự hồi phục trong 50% trường hợp.
2. Trong 1 số trường hợp tiến triển, có thể cắt dịch kính và bóc màng giới hạn trong
VI. Theo dõi
1. Bệnh nhân có cận thị nặng được tái khám mỗi 6 tháng
2. Các bệnh nhân khác tái khám mỗi năm
3. Tất cả bệnh nhân được tái khám sớm hơn nếu có triệu chứng bong võng mạc (tăng chớp sáng và ruồi bay, bị che 1 phần thị trường)
4. Phát cho bệnh nhân lưới Amsler để theo dõi mắt còn lại