PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA
I. Chẩn đoán rối loan lo âu lan tỏa theo ICD 10:
Người bệnh phải có các triệu chứng tiên phát của lo âu hầu như mỗi ngày trong ít nhất nhiều tuần lễ liên tiếp và thường trong nhiều tháng. Các triệu chứng này phải liên quan đến:
a) Lo sợ (lo lắng về sự bất hạnh trong tương lai, cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng…)
b) Căng thẳng về vận động (hay cựa quậy, đau căng đầu, run, không thư giản được); và
c) Tăng hoạt động thần kinh thực vật (choáng váng, vã mồ hôi, tim đập nhanh hoặc thở nhanh, khó chịu ở vùng thượng vị, chóng mặt, khô miệng.) ở trẻ em, thường xuyên cần đến sự trấn an và các than phiền cơ thể có thể nổi bật. sự xuất hiện tạm thời (trong các ngày liên tiếp) của các triệu chứng khác, đặc biệt là trầm cảm, thì không loại trừ rối loạn lo âu lan tỏa như là chẩn đoán chính, nhưng bệnh cảnh không được đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của giai đoạn trầm cảm (F32.-), rối loạn ám ảnh sợ (F40.-), rối loạn hoảng loạn (F41.0) hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (F42.-).
II. Cân lâm sàng:
Các xét nghiệm:
Xét nghiệm thường quy: CTM, tổng phân tích nước tiểu
Xét nghiệm sinh hóa: SGOT, SGPT, Ure, Creatine, đường huyết ECG
Trắc nghiệm tâm lý:
Thang Hamilton
III. Xử trí:
A. Tri liệu tâm lý:
Liệu pháp tâm lý nâng đỡ.
Liệu Pháp tâm lý nhận thức hành vi.
B. Trị liệu hóa dươc:
CÁC LOẠI THUỐC
– Thuốc chống trầm cảm (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc chống lo âu (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Nếu không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm & lo âu thì có thể phối hợp với thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
– Thuốc tăng cường tuần hoàn não & bồi bổ thần kinh (thuốc & liều dùng xem phụ lục)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The ICD-10, Classiíỉcation of Mental and Behavioural Disorders (1992), World Health Organisation Geneva, pp. 140-141
2. Kaplan and Sadock (2007), Synopsis of Psychiatry, Lippincott Williams and Wilkins, pp. 622-627