PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỤP MÍ BẨM SINH
I. TRIỆU CHỨNG :
-Chủ quan: mi mắt sụp hơn bình thường từ lúc sanh ra -Khách quan:
a. Phân độ sụp mi : Khoảng cách từ tâm giác mạc đến bờ mi trên ( MRD1):
-Khám cover test: phát hiện lé đứng kèm theo do yếu cơ trực trên -Khám vận nhãn: phát hiện các hội chứng đi kèm khác như Duane, Xơ sợi hốc mắt bẩm sinh, marcus gunn…
II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
1. Sụp mi do nhược cơ: mi mắt bình thường lúc sanh ra. Độ sụp mi thay đổi trong ngày
2. Sụp mi tuổi già: mi mắt sụp xảy ở bệnh nhân lờn tuổi
3. Sụp mi giả: do dư da mi trên
III. NGUYÊN NHÂN SỤP MÍ BẨM SINH:
Do mô cơ nâng mi bị thoái hóa, chỉ cịn mơ mỡ và mô sợi.
IV. CẬN LÂM SÀnG:
-Xét nghiệm máu: Công thức máu, TsTc.
-Khám tiền mê
V. ĐIỀU TRỊ SỤP MÍ BẨM SINH:
– CHỈ ĐỊNH: ( dựa vào độ sụp mi)
• Sụp mi nặng ( MRD1 < 1 mm), nếu bệnh nhân dùng được cơ trán và mí không che diện đồng tử, theo dõi mỗi sáu tháng. Trường hợp dùng cơ trán mà vẫn bị che đồng tử. chỉ định mổ sớm trước 3 -5 tuổi, nhằm giải phóng diện đồng tử, tránh nhược thị
• Các độ sụp mi còn lại: chỉ định mổ trên 6 tuổi.
– CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
– PHƯƠNG PHÁP MỔ:
-Phương pháp mổ: ( dựa vào chức năng cơ nâng mi)
VI. THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ:
1. Hậu phẫu ngày 1 -3:
Theo dõi:
• mức độ nâng mi.
• Bệnh lý giác mạc do hở mi,
• máu tụ, chảy máu ở mi mắt.
• Độ vểnh mi, quặm mi
• Hướng dẫn bệnh nhân tập nhắm mắt.
• Nếu cần, có thể khâu cò tạm mi mắt.
Thuốc hậu phẫu:
• Cho kháng viêm toàn thân 3 ngày
• Giảm đau toàn thân 1 ngày sau mổ.
• Tại chỗ: tra thuốc pomade kháng sinh , nhỏ nước mắt nhân tạo bảo vệ giác mạc.
2. Sau mổ 1 tuần: Tái khám theo dõi Bệnh lý giác mạc do hở mi, cắt chỉ da mi.
3. Hậu phẫu muộn: mức độ nâng mi, giải phóng diện đồng tử, dùng cơ trán hay không?
Xem xét khả năng sụp mi tái phát: độ sụp mi trở về như cũ, làm che diện đồng tử.