SUY TIM
ThS BS Nguyễn Quang Bình
BS CKI Đôn Thị Thanh Thủy
1. Định nghĩa suy tim
Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp đi kèm dự hậu lâm sàng xấu và tăng khả năng tử vong.
Suy tim là biểu hiện giai đọan cuối của bệnh tim, khi tất cả cơ chế bù trừ và khả năng dự trữ của cơ tim và hệ thống tuần hoàn ngoại biên đều bị can kiệt.
2. Nguyên nhân suy tim
2.1. Thường gặp
– Bệnh mạch vành
– Tăng huyết áp hệ thống
– Bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim tiểu đừơng
– Bệnh van tim
– Viêm cơ tim
2.2.Nguyên nhân khác
Cuờng giáp, Thiếu máu, Tăng áp phổi, Bệnh cơ tim do ruợu, shunt dò động tĩnh mạch, Còn ống Động mạch, Thông liên nhĩ, Thông liên thất, Thấp khớp cấp, Lupus đỏ
3. Yếu tố thúc đẩy suy tim
– Chế độ ăn: hạn chế muối chua đủ.
– Hoạt động thể lực quá mức
– Không dùng thuốc đầy đủ
– Tăng huyết áp không kiểm soát đuợc
– Nhồi máu cơ tim
– Rối loạn nhịp tim
– Quá tải thể tích
– Thuyên tắc phổi
– Nhiễm trùng
– Mất máu, thiếu máu…
4. Chẩn đoán suy tim
4.1. Lâm sàng: Có thể gặp các triệu chứng
– Khó thở: khi nằm, kịch phát về đêm, khi nghỉ
– Mệt mỏi, yếu sức
– Tiểu đêm, thiểu niệu
– TM cổ nổi, phù ngoại biên, có thế báng bụng
– Tim nhanh, Gallop T3
– Ran ẩm ở đáy phổi
– Gan to
4.2. Cận lâm sàng
– Đo ECG:
+ Nhịp nhanh xoang.
+ Chậm dẫn truyền nội thất: Bloc nhánh T.
+ Lớn nhĩ, lớn thất.
– X – Quang ngực:
+ Bóng tim lớn.
+ Tái phân bố tuần hoàn phổi, phù mô kẻ.
– Siêu âm tim:
+ Đánh giá chức năng co bóp cơ tim, các buồng tim
+ Phát hiện nguyên nhân, tổn thuong van tim, vùng giảm động, …
– Xét nghiệm máu:
+ BNP chỉ trong truờng hợp cấp cứu khó thở cấp để phân biệt nguyên nhân từ tim hay phổi và tiên luợng (không dùng ở BN ngoại trú).
+ Các xét nghiệm: chức năng gan, chức năng thận, Ion đồ, đuờng huyết, huyết đồ để theo dõi điều trị.
5. Điều trị suy tim
5.1. Biện pháp chung
– Phòng ngừa: Điều trị nguyên nhân gây hậu quả suy tim.
– Điều chỉnh các yếu tố thúc đẩy.
– Điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động.
5.2. Điều trị thuốc suy tim
– Lợi tiểu:
+ Thiazid: hydrochlorothiazide 25mg (1 – 2 viên) 25mg – >50mg/ngày + Lợi tiểu quai: Furosemide 40mg 40mg – >120mg + Kháng Aldaeton: Spironolacton 25mg – >50mg
– Dãn tĩnh mạch:
+ Isosorbiđe diNitrate 20mg – >40mg 2viên/ngày + Isosorbiđe monoNitrate 30mg – >60mg 1viên/ngày + Isosorbiđe triNitrate 2.6mg/viên 2viên/ngày
Ức chế men chuyển:
Tên thuốc |
Liều khởi đầu |
Liều tối đa |
Peridopril |
5mg |
10mg |
Enalapril |
5mg |
20mg |
Lisinopril |
5mg |
40mg |
Imidapril |
5mg |
20mg |
Quinapril |
5mg |
80mg |
Captopril |
25mg |
150mg |
– Ức chế β: dùng khi hết các triệu chứng: suy tim, xung huyết
Tên thuốc |
Liều khỏi đầu |
Liều tối đa |
Bisoprolol |
1.25mg |
10mg |
Carvedilol |
6.25mg |
25mg |
Metoprolol |
6.25mg |
100mg |
Nebivolol |
1.25mg |
10mg |
– Ức chế Calci
+ Amlodipin 5mg – > 10mg
– Thuốc ức chế thụ thể: Angiotensin II + Valsaitan 40mg – > 160m
+ Losanlan 25mg – > 100mg + Candesantan 8mg – > 16mg
– Điều trị chống loạn nhịp:
+ Thuốc chống loạn nhịp nhóm III: Amiodam 300mg/ngày
– Digitalis: tăng sức co bóp cơ tim Digoxin 0.0625mg →0.25mg( Vế viên → 1 viên)
5.3. Điều trị không dùng thuốc
– Tái tạo mạch máu cơ tim: suy tim do thiếu máu cục bộ cơ tim có thề cải thiện khi tái tạo mạch máu cơ tim
– Tạo nhịp tim: khi có rối loạn dẫn truyền trong thất hoặc thành thất Block nhánh T.
– Thiết bị khử rung cấy tại tim
– Thiết bị hổ trợ tuần hoàn: trong khi chờ ghép tim, làm cải thiện tình trạng huyết động học lúc nghỉ và đem lại khả năng dung nạp gắng sức hợp lí.
– Ghép tim
BÀI GIẢNG PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SUY TIM