Nền kinh tế hoạt động như thế nào. Mặc dù nền kinh tế, nghe có vẻ phức tạp. Nhưng ở góc độ nào đó, nó hoạt động giống như 1 cỗ máy đơn giản. Cỗ máy này bao gồm vài bộ phận đơn giản. và rất nhiều giao dịch mua bán hàng ngày. Những giao dịch này được lập
Nền kinh tế hoạt động như thế nào. Mặc dù nền kinh tế, nghe có vẻ phức tạp. Nhưng ở góc độ nào đó, nó hoạt động giống như 1 cỗ máy đơn giản. Cỗ máy này bao gồm vài bộ phận đơn giản. và rất nhiều giao dịch mua bán hàng ngày. Những giao dịch này được lập đi lập lại rất nhiều lần. Nó được điều khiển bởi nhu cầu của con người. Và nó sẽ tạo ra 3 nhân tố chính để vận hành nền kinh tế. Thứ nhất: tăng trưởng năng suất. Thứ hai: chu kỳ nợ ngắn hạn. Và thứ ba: chu kỳ nợ dài hạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 nhân tố này. và cách chúng ảnh hưởng tới nhau như thế nào. Nhằm tạo ra 1 hình mẫu tốt để theo dõi các chuyển động kinh tế. và tìm ra nguyên nhân của những gì đang diễn ra. Hãy bắt đầu với phần đơn giản nhất của nền kinh tế. đó chính là các giao dịch. Một nền kinh tế chỉ đơn giản là tổng của tất cả các giao dịch đã tạo ra từ nền kinh tế đó.
1 giao dịch là 1 thứ hết sức đơn giản vì bạn đã và đang tạo ra giao dịch mỗi ngày Mỗi khi bạn mua 1 ly cà phê hay 1 cục kẹo bạn đã tạo ra 1 giao dịch Mỗi giao dịch bao gồm một người bán hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính và một người mua trao đổi tiền hoặc tín dụng Tín dụng được sử dụng tương tự như tiền vì vậy cộng số tiền đã sử dụng và số tín dụng đã tiêu xài bạn có thể biết được tổng số tiền đã chi tiêu trong 1 thời gian nhất định Tổng số tiền chi tiêu thúc đẩy nền kinh tế Nếu bạn lấy tổng số tiền đã chi tiêu chia cho tổng số lượng hàng hoá đã bán bạn sẽ biết được giá của hàng hoá Đó là khái niệm cơ bản về giao dịch.
Nó là những viên gạch để xây dựng nên cả 1 nền kinh tế. Tất cả các chu kỳ và tất cả các lực lượng trong một nền kinh tế đều được thúc đẩy bởi các giao dịch. Vì vậy, nếu chúng ta có thể hiểu được các giao dịch. chúng ta có thể hiểu được toàn bộ nền kinh tế. Một thị trường bao gồm tất cả người mua và tất cả người bán. thực hiện giao dịch cho cùng một loại hàng hoá. Ví dụ, có thị trường lúa gạo. thị trường xe hơi. thị trường chứng khoán và nhiều loại thị trường khác. Một nền kinh tế bao gồm tất cả các giao dịch có trong tất cả các thị trường của nó. Nếu bạn biết tổng chi tiêu và tổng số lượng hàng hoá được bán trong tất cả các thị trường. bạn sẽ có mọi thứ bạn cần biết để hiểu về 1 nền kinh tế. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Mọi người. mọi doanh nghiệp. mọi ngân hàng. và mọi chính phủ đều tham gia vào các giao dịch theo cách tôi vừa mô tả.
Trong đó, chính phủ là người mua và người bán lớn nhất. Trong nội bộ chính phủ sẽ bao gồm 2 phần quan trọng. thứ nhất là chính phủ trung ương. nơi chuyên thu thuế và chi tiền. thứ nhì là ngân hàng trung ương. nơi có trách nhiệm kiểm soát số tiền và tín dụng trong toàn nền kinh tế. Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện điều này bằng cách điều chỉnh lãi suất và in tiền mới. Đó là lý do khiến ngân hàng trung ương là 1 nhân tố quan trọng trong dòng chảy của tín dụng. Cũng giống như người bán và người mua khi thực hiện giao dịch trong thị trường. người cho vay và người đi vay cũng hoạt động tương tự như vậy. Người cho vay thường muốn làm số tiền của họ thành nhiều tiền hơn. Còn người đi vay thường muốn mua thứ gì đó mà họ không thể mua được. như nhà cửa hoặc xe hơi, hoặc họ muốn đầu tư vào thứ gì đó như khởi nghiệp.
Tín dụng có thể giúp cả người cho vay và người vay có được những gì họ muốn. Những người đi vay hứa sẽ hoàn trả số tiền mà họ đã vay. được gọi là tiền gốc. cộng thêm số tiền bổ sung, được gọi là tiền lãi. Khi lãi suất cao, sẽ có ít người đi vay hơn vì phải trả tiền lãi nhiều hơn. Khi lãi suất thấp, sẽ có nhiều người đi vay hơn vì sẽ được trả tiền lãi ít hơn. Khi người đi vay hứa sẽ trả tiền và người cho vay tin họ. tín dụng sẽ được tạo ra. Nghe có vẻ như đơn giản để tạo ra tín dụng. nhưng bạn cần cẩn thận khi sử dụng tín dụng. Ngay khi tín dụng được tạo ra, nó ngay lập tức biến thành nợ nần. Nợ là tài sản của bên cho vay và trách nhiệm pháp lý đối với bên đi vay. Trong tương lai, khi người đi vay trả khoản nợ và lãi suất. tín dụng sẽ biến mất. và giao dịch đã được kết thúc. vậy, tại sao tín dụng lại rất quan trọng.
Bởi vì khi một người đi vay nhận được tín dụng. anh ta có thể tăng chi tiêu của mình. Và hãy nhớ, chi tiêu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Điều này là do chi tiêu của một người là thu nhập của người khác. mỗi 1 đồng bạn chi tiêu, có nghĩa là một người khác sẽ kiếm được 1 đồng. Và ngược lại, mỗi 1 đồng bạn kiếm được, có nghĩa là người khác đã chi tiêu 1 đồng. Vì vậy, khi bạn chi tiêu nhiều hơn, thì người khác cũng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Khi thu nhập của ai đó tăng lên. người cho vay sẽ sẵn lòng cho anh ta vay nhiều tiền hơn. bởi vì bây giờ anh ấy có khả năng trả nợ tốt hơn. Người đi vay có khả năng trả nợ tốt, khi họ có 2 thứ. thứ nhất là họ có tiền để trả. thứ nhì là họ có tài sản thế chấp. Có nhiều thu nhập liên quan đến khoản nợ của anh ta. sẽ cho anh ấy khả năng hoàn trả nợ. Trong trường hợp anh ta không có thu nhập để hoàn trả.
Anh ta có thể bán tài sản quý giá hoặc trả bằng chính tài sản thế chấp đó. Điều này làm cho người cho vay cảm thấy an toàn hơn khi cho anh ấy mượn tiền. Như vậy, tăng thu nhập có nghĩa là sẽ vay được nhiều tiền hơn. và cũng sẽ chi tiêu được nhiều hơn. Và vì chi tiêu của người này, cũng sẽ là thu nhập của người khác. dẫn đến người khác cũng tăng thu nhập. rồi họ cũng sẽ vay được nhiều tiền hơn và họ lại cũng sẽ chi tiêu được nhiều hơn. mô hình tự củng cố này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. và nó cũng là lý do tại sao kinh tế có tính chu kỳ. Trong một giao dịch, bạn phải cung cấp một cái gì đó để có được một cái gì đó. và bạn sẽ nhận được bao nhiêu tùy thuộc vào bạn sản xuất được bao nhiêu. Theo thời gian, chúng ta học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để có thể tăng mức sống lên cao hơn. Những người có phát minh, sáng chế và làm việc chăm chỉ.
Sẽ tăng năng suất trong sản xuất. và giúp cho mức sống của họ lên cao và nhanh hơn những người tự mãn và lười biếng. Nhưng điều này, chưa hẳn là đúng trong ngắn hạn. Khía cạnh về năng suất thường sẽ có tác dụng trong dài hạn trong nền kinh tế. nhưng tín dụng sẽ có tác dụng ngay trong ngắn hạn. Điều này là do tăng trưởng năng suất không biến động nhiều. do đó, nó không phải là một động lực lớn của sự thay đổi kinh tế. vay mượn mới chính là nhân tố chính. Khi đi vay, nó cho phép chúng ta chi tiêu nhiều hơn khoản thu nhập hiện tại đang kiếm được. Điều này có nghĩa là cũng chính khoản nợ này. sẽ buộc chúng ta chi tiêu ít hơn khoản thu nhập hiện tại, khi chúng ta phải trả nợ. Sự thay đổi nợ sẽ diễn ra trong hai chu kỳ lớn. chu kỳ thứ nhất mất khoảng 5 đến 8 năm. và chu kỳ thứ nhì sẽ mất khoảng 75 đến 100 năm.
Trong phần tiếp theo. chúng ta sẽ quay trở lại xem xét về 3 nhân tố chính và cách chúng tương tác với nhau trong nền kinh tế. Như đã đề cập ở trên. sự tăng trưởng năng suất trong ngắn hạn không phụ thuộc nhiều vào phát minh, sáng chế hoặc làm việc chăm chỉ. mà là do tín dụng. Giờ, giả sử chúng ta có 1 nền kinh tế hoàn toàn không có tín dụng. Trong nền kinh tế này. cách duy nhất tôi có thể tăng chi tiêu của mình là tăng thu nhập. điều đó đòi hỏi tôi phải làm việc hiệu quả hơn và làm nhiều việc hơn. Tăng năng suất là cách duy nhất để tăng trưởng. Vì chi tiêu của tôi là thu nhập của người khác. nên nền kinh tế phát triển mỗi khi tôi hoặc bất kỳ ai khác làm việc hiệu quả hơn. Nếu chúng ta bám sát vào các giao dịch đang diễn ra. thì sẽ thấy 1 tiến trình giống như sự tăng trưởng năng suất. Nhưng vì khi chúng ta đi vay.
Là đã tạo ra 1 chu kỳ. Điều này hoàn toàn không do bất kỳ luật hay quy định nào. nó chỉ là do bản chất của con người và cách thức hoạt động của tín dụng. Giờ hãy suy nghĩ về việc vay mượn chỉ đơn giản là một cách để kích thích tiêu dùng. Để mua một cái gì đó mà bạn không đủ khả năng. bạn cần phải chi tiêu nhiều hơn số tiền mà bạn kiếm được. Để thực hiện được điều này. về cơ bản là bạn đã mượn tiền từ tương lai của chính bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chi tiêu ít hơn trong tương lai khi bạn thực hiện trả nợ. đó là 1 chu kỳ. Về cơ bản, bất cứ khi nào bạn đi vay, là bạn đã tạo ra 1 chu kỳ. Điều này là sự thật đối với từng cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Chính điều này làm cho khái niệm về tín dụng rất khác so với khái niệm về tiền. Tiền là cái bạn dùng để hoàn tất 1 giao dịch. Ví dụ như khi bạn mua 1 chai bia.
Giao dịch của bạn được hoàn tất ngay sau khi bạn trả bằng tiền mặt. Nhưng khi bạn mua 1 chai bia bằng tín dụng, giao dịch của bạn vẫn chưa hoàn tất. Bạn đang hứa là bạn sẽ trả tiền trong tương lai. Bạn và người bán bia đã tạo ra 1 tài sản và 1 trách nhiệm về pháp lý. Đó là cách bạn đã tạo ra tín dụng. Giao dịch này chỉ được hoàn tất khi bạn đã hoàn tất việc trả nợ sau đó.. Trên thực tế, nhiều trường hợp mua bán mà chúng ta đang tưởng được thanh toán bằng tiền. nhưng thực sự nó là tín dụng. Tổng số tín dụng ở Hoa Kỳ là khoảng 50 nghìn tỷ đô la và tổng số tiền chỉ khoảng 3 nghìn tỷ đô la. Hãy nhớ rằng, trong một nền kinh tế không có tín dụng. cách duy nhất để tăng chi tiêu của bạn là sản xuất nhiều hơn. Nhưng trong một nền kinh tế có tín dụng. bạn cũng có thể tăng chi tiêu của mình bằng cách đi vay. Kết quả là một nền kinh tế với tín dụng có thể chi tiêu nhiều hơn.
Và cho phép thu nhập tăng nhanh hơn so với việc tăng trưởng năng suất trong ngắn hạn. nhưng điều này thì không đúng trong dài hạn. Ở góc độ nào đó, việc đi vay nợ không xấu như mọi người nghĩ. Nó chỉ đơn giản là tạo ra 1 chu kỳ. Việc vay nợ chỉ xấu khi chúng ta chi tiêu qua khả năng mà chúng ta có thể trả nợ được. Tuy nhiên, việc đi vay nợ lại tốt khi nó phân bổ hiệu quả nguồn lực. và tạo thêm thu nhập để bạn có thể trả được nợ. Ví dụ, nếu bạn mượn tiền để mua 1 cái tivi đời mới. điều này không làm tăng thêm thu nhập để bạn có thể trả nợ sau này. Nhưng nếu bạn mượn tiền để mua 1 cái máy cày. và cái máy cày này giúp bạn thu hoạch được nhiều hơn và từ đó kiếm được nhiều tiền hơn. Khi đó, bạn sẽ có tiền để trả nợ và cải thiện mức sống của bạn. Trong một nền kinh tế có tín dụng. chúng ta có thể theo dõi các giao dịch và xem cách tín dụng tạo ra tăng trưởng.
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ. Giả sử bạn kiếm được 100.000 đồng một năm và không bị nợ. bạn có đủ tin cậy để có thể vay được 10.000 đồng. vì vậy bạn có thể chi tiêu 110.000 đồng ngay cả khi bạn chỉ kiếm được 100.000 đồng. Vì chi tiêu của bạn là thu nhập của người khác. nên ai đó sẽ kiếm được 110.000 đồng. Người kiếm 110.000 đồng không có nợ và cũng có thể vay 11.000 đô la. vì vậy anh ta có thể chi tiêu 121.000 đồng, mặc dù anh ta chỉ kiếm được 110.000 đồng. Chi tiêu của anh ta cũng lại là thu nhập của người khác và bằng cách theo dõi các giao dịch. chúng ta có thể bắt đầu thấy được tiến trình hoạt động của một mô hình tự củng cố. Nhưng hãy nhớ rằng, tín dụng sẽ tạo ra chu kỳ. Vì vậy, nếu có chu kỳ tăng lên thì chắc chắn sẽ có chu kỳ đi xuống. Điều này sẽ dẫn chúng ta vào chu kỳ nợ ngắn hạn. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ nợ ngắn hạn.
Các hoạt động kinh tế sẽ được tăng cường. chúng ta sẽ thấy được sự tăng trưởng trong nhiều ngành nghề. Chi tiêu tiếp tục tăng, sẽ làm giá cả của hàng hoá tăng theo. Bởi vì sự gia tăng này được tạo ra bởi tín dụng. nên nó có thể được kích thích chi tiêu rất nhanh. Và khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao và nhanh hơn năng suất sản xuất hàng hoá. thì giá cả của hàng hoá sẽ tăng. Và khi giá cả tăng cao thì chúng ta sẽ đối mặt với lạm phát. Ngân hàng Trung ương thì lại không muốn lạm phát quá nhiều. vì nó gây ra những vấn đề về xã hội.. Khi thấy giá cả tăng cao, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất gửi tiết kiệm. Khi lãi suất cao hơn, sẽ có ít người có đủ khả năng đi vay tiền hơn. vì chi phí của các khoản nợ hiện tại sẽ tăng lên. Hãy suy nghĩ về điều này như các khoản thanh toán hàng tháng trên thẻ tín dụng của bạn bị tăng lên.
Bởi vì số người đi vay sẽ ít hơn và số tiền phải trả nợ cao hơn. nên họ còn ít tiền hơn để chi tiêu, vì vậy chi tiêu sẽ chậm lại. và vì chi tiêu của một người là thu nhập của người khác, nên thu nhập của họ cũng bị theo giảm. và cứ tiếp tục như vậy. Khi mọi người chi tiêu ít hơn, giá cả của hàng hoá sẽ giảm. Và khi giá cả giảm mạnh thì nền kinh tế sẽ rơi vào giảm phát. Khi hoạt động kinh tế giảm, nền kinh tế sẽ bị suy thoái. Nếu sự suy thoái trở nên quá nghiêm trọng và lạm phát không còn là vấn đề nữa. ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất gửi tiết kiệm xuống để khiến mọi thứ trở lại như trước. Với lãi suất thấp, việc trả nợ sẽ dễ dàng hơn. số lượng người đi vay sẽ tăng lên và chi tiêu cũng sẽ tăng lên theo. Như bạn có thể thấy, nền kinh tế hoạt động như một cỗ máy. Trong chu kỳ nợ ngắn hạn. mức độ chi tiêu chỉ bị hạn chế bởi người cho vay và người đi vay.
Khi việc vay nợ quá dễ dàng, các hoạt động kinh tế sẽ mở rộng. Còn khi việc vay nợ bị siết lại quá mức thì nền kinh tế sẽ bị suy thoái. Chu kỳ này được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương. Chu kỳ nợ ngắn hạn thường kéo dài từ 5 đến 8 năm và xảy ra lặp đi lặp lại trong nhiều thập kỷ. Điều đáng chú ý là. đáy và đỉnh của mỗi chu kỳ sẽ kết thúc với sự tăng trưởng nhiều hơn chu kỳ trước và cũng với nhiều nợ hơn. Tại sao. Bởi vì người có xu hướng vay mượn và chi tiêu nhiều hơn, thay vì trả nợ. đó là bản chất con người. vì vậy, khi xem xét trong thời gian dài. số nợ sẽ tăng nhanh hơn thu nhập và sẽ tạo ra chu kỳ nợ dài hạn. Mặc dù mọi người trở nên mắc nợ nhiều hơn, nhưng người cho vay vẫn muốn cho người khác vay nhiều hơn. Tại sao. Bởi vì mọi người vẫn đang nghĩ mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Và mọi người cũng chỉ tập trung vào những gì đã và đang xảy ra gần đây.
Những gì đã xảy ra gần đây đó là. thu nhập tăng lên. giá trị tài sản tăng lên. thị trường chứng khoán toàn màu xanh. Tại thời điểm bùng nổ này. rất dễ đi vay tiền để mua hàng hoá, dịch vụ và tài sản tài chính. Khi có nhiều người cùng làm việc này, nó sẽ hình thành nên 1 quả bóng bóng. mặc dù các khoản nợ đang tăng lên. nhưng thu nhập cũng tăng lên nhanh chóng. miễn là thu nhập tiếp tục tăng, thì việc trả nợ vẫn trong khả năng kiểm soát được. khi có nhiều người đi vay rất nhiều tiền để mua tài sản để đầu tư. điều này sẽ khiến giá trị của tài sản của họ đang giữ cũng sẽ tăng cao. Mọi người cảm thấy mình đang giàu có. Vì vậy, ngay cả với sự tích lũy của rất nhiều nợ. nhưng thu nhập và giá trị tài sản đang tăng cao. giúp người đi vay có vẻ đáng tin cậy trong một thời gian dài. Nhưng điều này rõ ràng là không thể kéo dài mãi mãi.
Và chắc chắn là không. Trong nhiều thập kỷ, gánh nặng nợ sẽ tăng dần tạo ra sự trả nợ ngày càng lớn hơn. Tại một thời điểm nào đó. khoản nợ phải trả bắt đầu tăng nhanh hơn thu nhập, và buộc mọi người phải cắt giảm chi tiêu của họ. Và vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác. nên thu nhập của mọi người bắt đầu giảm xuống. Điều này sẽ làm cho mọi người khó đi vay tiền hơn, nên tăng trưởng tín dụng sẽ giảm. Nhưng các khoản nợ phải trả vẫn tăng cao. nên tiêu dùng sẽ bị giảm sâu hơn nữa. Và chu kỳ đảo ngược của nó đã bắt đầu. Tại mức đáy của chu kỳ nợ dài hạn, các khoản nợ phải trả, chỉ đơn giản là quá lớn. Tại Hoa Kỳ, châu Âu và phần còn lại của thế giới. mức đáy này đã xảy ra trong năm 2008. Nó cũng đã xảy ra với cùng một lý do nó xảy ra ở Nhật Bản vào năm 1989 và tại Hoa Kỳ vào năm 1929. Lúc này, nền kinh tế bắt đầu qúa trình tái thiết.
Mọi người cắt giảm chi tiêu. thu nhập giảm. tín dụng biến mất. giá trị tài sản giảm. ngân hàng siết chặt tín dụng. thị trường chứng khoán sụp đổ. căng thẳng xã hội tăng lên và mọi người phải bắt đầu kiếm sống theo cách khác. Khi thu nhập giảm và khoản nợ phải trả tăng lên. người mắc nợ sẽ bị túng quẫn. Khi người đi vay không thể vay được tiền nữa. họ sẽ không còn khả năng để trả nợ. khi đó, người mắc nợ buộc phải bán tài sản mà họ đang giữ. Làn sóng bán tài sản sẽ tràn ngập thị trường. Đây là thời điểm mà thị trường chứng khoán sụp đổ. thị trường bất động sản đóng băng. và các ngân hàng đều sẽ gặp rắc rối. Khi giá tài sản giảm, người có tài sản thế chấp cũng rất khó để có thể đi vay. Mọi người cảm thấy nghèo khó. Tín dụng nhanh chóng biến mất. Ít chi tiêu hơn. ít thu nhập hơn. ít tài sản hơn. ít tín dụng hơn. ít vay mượn hơn.
Đó là một vòng luẩn quẩn. Điều này cũng tương tự như suy thoái. nhưng sự khác biệt ở đây là lãi suất không thể hạ xuống thấp hơn nữa để cải thiện tình hình. Trong một cuộc suy thoái, việc hạ lãi suất sẽ kích thích người đi vay. Tuy nhiên, trong tiến trình giảm nợ, giảm lãi suất sẽ không hiệu quả. vì lãi suất đã ở mức thấp và sớm đạt 0%. do đó sự kích thích là không có tác dụng. Lãi suất tại Hoa Kỳ đạt 0% trong giai đoạn vỡ nợ vào những năm 1930. và một lần nữa vào năm 2008. Sự khác biệt giữa một cuộc suy thoái và vỡ nợ là trong giai đoạn vỡ nợ. gánh nợ của người đi vay chỉ đơn giản là quá lớn và không thể giảm được bằng việc hạ lãi suất. Người cho vay nhận ra rằng các khoản nợ này đã qua lớn để có thể nhận lại đầy đủ. Còn người đi vay thì mất khả năng hoàn trả nợ vì tài sản của họ bị mất giá trị. Họ cảm thấy bị tê liệt bởi các khoản nợ và họ chỉ muốn ngừng lại.
Người cho vay thì không muốn cho vay nữa. còn người đi vay thì không muốn vay nữa. Tại thời điểm này, nền kinh tế cũng không còn đáng tin cậy nữa, cũng giống như cá nhân của người đi vay. Vậy, chúng ta cần làm gì để vượt qua giai đoạn vỡ nợ này. Vấn đề là gánh nặng nợ quá cao và làm sao phải giảm bớt nó. Có bốn kịch bản có thể xảy ra. thứ nhất, mọi người, mọi doanh nghiệp và chính phủ cắt giảm chi tiêu của họ. thứ nhì, các khoản nợ được giảm xuống 1 mức nào đó và tái cơ cấu nợ.. thứ ba, chia bớt tài sản từ người giàu sang người nghèo. và cuối cùng, là ngân hàng trung ương in tiền mới. Bốn kịch bản này đã diễn ra trong mỗi lần xảy ra vỡ nợ trong lịch sử hiện đại. Thông thường thì cắt giảm chi tiêu sẽ là kịch bản đầu tiên diễn ra. Như chúng ta đã thấy, mọi người, các doanh nghiệp, các ngân hàng. và thậm chí là các chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu nhằm để dành tiền cho việc trả nợ.
Điều này được gọi là “thắt lưng buộc bụng”. Khi người đi vay ngừng nhận nợ mới, và bắt đầu trả nợ cũ. thì bạn có thể mong đợi gánh nặng nợ sẽ giảm. Nhưng điều trái ngược lại xảy ra. Bởi vì chi tiêu bị cắt giảm. mà chi tiêu của người này là thu nhập của người khác. nên nó gây ra giảm sút thu nhập. các khoản thu nhập sẽ giảm nhanh hơn các khoản nợ được hoàn trả. điều này dẫn đến gánh nợ thực sự sẽ trở nên tồi tệ hơn. Như vậy, cắt giảm chi tiêu sẽ gây ra giảm phát. các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí. Điều này có nghĩa là sẽ có ít công việc được tạo ra và tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng.. Vì lý do đó, kịch bản thứ 2 sẽ diễn ra. các khoản nợ phải được giảm xuống. Nhiều người mắc nợ nhận thấy họ không thể trả được các khoản họ đã vay. nợ của người đi vay là tài sản của người cho vay. Khi người đi vay không thể trả nợ cho ngân hàng.
Mọi người sẽ lo lắng rằng ngân hàng sẽ không thể trả nợ họ. Vì vậy, họ sẽ vội vàng tới ngân hàng để rút tiền hàng loạt. Các ngân hàng sẽ trở nên túng quẫn. Vì vậy, mọi người, các doanh nghiệp và các ngân hàng đều sẽ bị phá sản. đây chính là viễn cảnh nền kinh tế bị suy thoái rất nghiêm trọng. Khi khủng hoảng xảy ra. mọi người sẽ nhận ra là họ không giàu có như họ đã nghĩ. Giờ chúng ta sẽ quay trở lại ví dụ mua 1 chai bia ở phía trên. Khi bạn mua 1 chai bia và hứa sẽ trả tiền cho người bán trong tương lai. Khi đó lời hứa của bạn đã trở thành tài sản của người bán bia. Nhưng nếu bạn không giữ lời hứa. nghĩa là bạn không trả tiền cho anh ta. thì cũng đồng nghĩa với việc tài sản mà anh ta đang giữ, sẽ trở nên vô giá trị. Về cơ bản là nó đã biến mất. Nhiều người cho vay không muốn tài sản của họ biến mất như thế.
Vậy nên họ đồng ý tái cấu trúc nợ. tái cấu trúc nợ có nghĩa là người cho vay sẽ được trả lại ít hơn. hoặc được trả lại trong một khung thời gian dài hơn. hoặc với mức lãi suất thấp hơn đã được thỏa thuận trước đây. Bằng cách nào đó, hợp đồng giữa người cho vay và người đi vay sẽ bị phá vỡ khi tái cấu trúc nợ. Mặc dù vậy, người cho vay thà nhận lại 1 chút còn hơn là không nhận lại được gì. ngay cả khi các khoản nợ biến mất. Tái cơ cấu nợ làm cho thu nhập và giá trị tài sản biến mất nhanh hơn. Vì vậy, gánh nặng nợ vẫn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. tương tự kịch bản cắt giảm chi tiêu. tái cơ cấu nợ cũng gây ra sự giảm phát và gây tổn thương cho nền kinh tế. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới chính quyền trung ương. vì thu nhập và việc làm giảm. có nghĩa là chính phủ sẽ thu thuế được ít hơn. Trong cùng thời điểm đó, chính phủ lại phải chi tiêu nhiều hơn vì tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Những người thất nghiệp không có đủ tiền tiết kiệm và họ rất cần trợ cấp từ chính phủ. Ngoài ra, chính phủ cũng phải tạo ra các kế hoạch kích thích và tăng chi tiêu. nhằm bù đắp cho sự suy giảm của nền kinh tế. Ngân sách của chính phủ sẽ bị thâm hụt nghiệm trọng trong giai đoạn vỡ nợ. bởi vì chính phủ sẽ chi tiêu nhiều hơn số tiền mà họ kiếm được từ việc thu thuế. đây là những gì đang xảy ra khi bạn nghe về thâm hụt ngân sách trên tin tức. Để bù đắp vào sự thâm hụt này, chính phủ cần phải tăng thuế hoặc đi vay tiền. Nhưng với hiện trạng thu nhập thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao, vậy chính phủ sẽ lấy tiền từ đâu. Người giàu!. Vì các chính phủ đang cần nhiều tiền hơn. và vì tài sản tập trung nhiều trong tay của một tỷ lệ nhỏ người dân. chính phủ tất nhiên sẽ tăng thuế cho người giàu để tạo điều kiện tái phân phối tài sản trong nền kinh tế.
Từ người giàu sang người nghèo. người nghèo đang phải chịu túng quẫn, bắt đầu phẫn nộ người giàu. Ngược lại, người giàu có bị vắt kiệt bởi nền kinh tế yếu kém. giá trị tài sản giảm, thuế tăng, sẽ bắt phẫn nộ người nghèo. Nếu sự suy thoái tiếp tục tiếp diễn thì bất ổn xã hội có thể xảy ra. Nó không chỉ gia tăng căng thẳng trong các quốc gia. mà còn có thể tăng lên giữa các quốc gia đặc biệt là các nước nợ và các nước chủ nợ. Tình trạng này có thể dẫn đến sự thay đổi chính trị, đôi khi có thể cực đoan. Hãy nhớ rằng, hầu hết những gì mọi người nghĩ là tiền, nhưng thật sự nó là tín dụng. Vì vậy, khi tín dụng biến mất, mọi người sẽ không có đủ tiền. Mọi người sẽ bị tuyệt vọng trong việc kiếm tiền và chúng ta cần ai đó có thể in tiền. Đó chính là ngân hàng trung ương. Đã hạ lãi suất gửi tiết kiệm xuống gần bằng 0.
Ngân hàng trung ương phải in thêm tiền. Không giống như cắt giảm chi tiêu, giảm nợ, và phân phối lại sự giàu có. in tiền là lạm phát và kích thích tiêu dùng. Ngân hàng trung ương sẽ in tiền mới để mua tài sản tài chính và trái phiếu chính phủ. Điều này đã xảy ra tại Hoa Kỳ trong thời kỳ đại suy thoái. và 1 lần nữa vào năm 2008. khi đó ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ Cục dự trữ liên bang – đã in ra hơn 2 nghìn tỷ đô la. Các ngân hàng trung ương khác trên khắp thế giới cũng có thể đã in nhiều tiền hơn thế. Bằng cách mua các tài sản tài chính với số tiền này. nó sẽ giúp tăng giá trị tài sản của mọi người lên. Điều này sẽ khiến mọi người có vẻ đáng tin cậy hơn khi đi vay tiền. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp những người đang sở hữu tài sản tài chính. Như vậy, ngân hàng trung ương có thể in tiền nhưng họ chỉ có thể mua tài sản tài chính.
Trong khi đó, Chính phủ Trung ương có thể mua hàng hóa và dịch vụ. hoặc bỏ tiền vào tay người dân, nhưng lại không thể in tiền. Vì vậy, để kích thích nền kinh tế, cả hai bên cần phải hợp tác. Bằng cách mua trái phiếu chính phủ. ngân hàng trung ương đã cho chính phủ vay tiền để tăng chi tiêu vào hàng hoá. dịch vụ thông qua các chương trình kích thích tiêu dùng và trợ cấp thất nghiệp. Việc làm này sẽ làm tăng thu nhập của người dân và cũng làm tăng khoản nợ của chính phủ. Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm gánh nặng nợ của toàn nền kinh tế. đây là thời điểm nhiều rủi ro. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách. phải cân bằng trong cả bốn kịch bản đã trình bày ở trên để có thể làm giảm gánh nợ cho toàn nền kinh tế. Các kịch bản gây ra giảm phát. phải được cân bằng với các kịch bản gây ra lạm phát để duy trì sự ổn định.
Nếu có sự điều chỉnh hợp lý, chúng ta sẽ có 1 giai đoạn vỡ nợ tốt đẹp. Vậy có nghĩa là giai đoạn vỡ nợ cũng có thể là tồi tệ hoặc có thể là tốt đẹp. Nhưng tại sao vỡ nợ lại có thể tốt đẹp. Mặc dù vỡ nợ là một tình huống khó khăn. việc xử lý một tình huống khó khăn theo cách tốt nhất vẫn có thể được xem là tốt đẹp. Dù sao, nó vẫn tốt hơn giai đoạn bong bóng nợ và sự mất cân bằng của các đòn bẩy về vốn. Trong giai đoạn vỡ nợ tốt đẹp. các khoản nợ sẽ giảm, thu nhập và nền kinh tế tăng trưởng tích cực. và lạm phát không phải là một vấn đề. Điều này có thể đạt được nhờ sự điều chỉnh hợp lý cả 4 kịch bản đã được nêu ở trên. Sự cân bằng hợp lý nhất, đòi hỏi một tỷ lệ pha trộn nhất định của việc cắt giảm chi tiêu. tái cơ cấu nợ. tái phân chia tài sản. và in tiền để sự ổn định kinh tế và xã hội có thể được duy trì.
Mọi người thường nghĩ rằng in tiền sẽ gây ra lạm phát. điều đó sẽ không xảy ra nếu lượng tiền này bù đắp được sự sụt giảm của tín dụng. Hãy nhớ rằng, chi tiêu mới là yếu tố quyết định. Một đô la chi tiêu, được trả bằng tiền. nó cũng có cùng tác động lên giá cả, giống như một đô la chi tiêu mà được trả bằng tín dụng. Bằng cách in tiền. Ngân hàng Trung ương có thể bù đắp cho sự biến mất của tín dụng với lượng tiền mới in. Để có thể giảm được gánh nợ. ngân hàng trung ương không những cần kích thích tăng thu nhập. mà còn phải làm cho tốc độ tăng trưởng thu nhập phải cao hơn sự tăng lãi suất từ các khoản nợ. Về cơ bản thì tăng trưởng thu nhập phải cao hơn tăng trưởng nợ. Ví dụ: giả định rằng một quốc gia đang trải qua quá trình vỡ nợ. và có tỷ lệ nợ trên thu nhập là 100%. Với tỷ lệ này, số nợ sẽ bằng với tổng thu nhập của cả nước kiếm được trong một năm.
Giả sử lãi suất của khoản nợ này là 2%. Vậy nếu khoản nợ tăng 2% do lãi suất. nhưng thu nhập chỉ tăng khoảng 1%, thì quốc gia đo sẽ không bao giờ giảm được gánh nặng nợ. Vậy họ cần phải thực hiện in tiền. để làm mức tăng trưởng thu nhập lớn hơn với mức lãi suất của khoản nợ. Tuy nhiên, việc in tiền có thể dễ dàng bị lạm dụng vì nó rất dễ làm. và mọi người thích nó hơn so với các lựa chọn thay thế khác. Nếu các nhà hoạch định chính sách đạt được sự cân bằng phù hợp. giai đoạn vỡ nợ sẽ không quá bi đát. Tăng trưởng kinh tế tuy có chậm, nhưng gánh nặng nợ sẽ giảm. Đó là 1 giai đoạn vỡ nợ được mong đợi. Khi thu nhập tăng lên, người đi vay sẽ được xem là đáng tin cậy hơn. Và khi đó, người cho vay sẽ lại cho họ mượn tiền. cuối cùng, gánh nợ cũng bắt đầu giảm. Khi có thể vay được tiền, mọi người sẽ chi tiêu nhiều hơn.
Nền kinh tế cũng bắt đầu tăng trưởng trở lại, và sẽ dẫn đến giai đoạn phục hồi của chu kỳ nợ dài hạn. Mặc dù tiến trình vỡ nợ có thể rất khủng khiếp, nếu được xử lý kém hiệu quả. Nhưng nếu được xử lý tốt, nó vẫn khắc phục được các vấn đề có liên quan. Thường thì phải mất hơn 1 thập kỷ để các gánh nợ có thể giảm xuống. và hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Kết luận. Thực tế, nền kinh tế sẽ phức tạp hơn một chút so với những gì đã được trình bày trong video này. Tuy nhiên, hãy ghép chu kỳ nợ ngắn hạn lên trên chu kỳ nợ dài hạn. sau đó đặt cả hai lên trên đồ thị tăng trưởng năng suất. sẽ cung cấp thông tin quan trọng để chúng ta biết mình đã ở đâu. đang ở đâu và sẽ ở đâu trong tương lai. Tóm lại, có 3 quy tắc quan trọng mà chúng ta cần nhớ. Thứ nhất: đừng để nợ tăng nhanh hơn thu nhập. bởi vì gánh nặng nợ của bạn cuối cùng sẽ đè bẹp bạn.
https://youtu.be/-uhwyM-SJsMNền kinh tế hoạt động như thế nào. Mặc dù nền kinh tế, nghe có vẻ phức tạp. Nhưng ở góc độ nào đó, nó hoạt động giống như 1 cỗ máy đơn giản. Cỗ máy này bao gồm vài bộ phận đơn giản. và rất nhiều giao dịch mua bán hàng ngày. Những giao dịch này được lậpNền Kinh Tế Vận Hành Như Thế Nào? | Kinh tế vi mô | Kinh tế vĩ mô | Tri Thức Nhân Loại