DSM
DSM là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng DSM – Definition DSM – Kinh tế
Thông tin thuật ngữ
Tiếng Anh | DSM |
Tiếng Việt | Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại |
Chủ đề | Kinh tế |
Định nghĩa – Khái niệm
DSM là gì?
Cơ chế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về giải quyết tranh chấp thương mại (sau đây gọi tắt là DSM) với tư cách là một thiết chế của WTO mới chỉ tồn tại hơn 10 năm kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 tới nay.Tuy nhiên, cơ chế trước đó – cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã tồn tại từ năm 1948 tới năm 1994. Mặc dù cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, chủ yếu là các quy định của hai Điều XXII và XXIII của GATT, có nhiều điểm bất cập, như việc vận hành theo nguyên tắc đồng thuận (tức là phải có ý kiến đồng ý của cả nước bị kiện) để ra các quyết định, chế tài đối với vi phạm yếu, kém minh bạch, cơ chế mang nặng tính ngoại giao… nhưng trong hơn 40 năm tồn tại thì GATT cũng đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, nhất là so với các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế khác: “… từ năm 1948 tới hết năm 1988 đã có 207 vụ kiện được khởi kiện ra GATT, trong đó 88 vụ đã đem lại phán quyết cuối cùng và trong số 88 phán quyết này thì có 68 phán quyết tuyên [nước bị đơn] có vi phạm. Riêng trong thập kỷ 1980… đã có 115 đơn kiện đem lại 47 phán quyết trong đó có 40 phán quyết tuyên có vi phạm…. [T]rong 5 năm cuối tồn tại của GATT (1990-1994) [đã có ] 71 đơn kiện đem lại 22 phán quyết, trong đó có 20 phán quyết tuyên có vi phạm…”Vòng đàm phán đa phương Uruguay (1986-1994) được đánh giá là thành công nhất trong các vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT về nhiều phương diện, như phạm vi điều chỉnh, số lượng nước tham gia, thành lập được thiết chế quản lý các vấn đề thương mại quốc tế – Tổ chức thương mại thế giới (WTO)… tuy nhiên kết quả của Vòng Uruguay về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là một sự tiến bộ có ý nghĩa đặc biệt, đem lại luồng không khí mới cho thể chế thương mại đa phương, nhất là niềm tin của các nước Thành viên vào việc các quy định trong WTO sẽ được thực hiện và bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ được điều chỉnh lại thông qua việc áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) mới trong WTO được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm và quy định tồn tại trên 40 năm của GATT, nhưng với những sự cải thiện đáng kể về các quy định cụ thể, nhất là về quy trình tố tụng, khẳng định nguyên tắc quan trọng là trong WTO, việc các quốc gia thành viên dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển đều có nghĩa vụ bình đẳng trong việc bảo đảm thể chế pháp luật của mình thống nhất với WTO và phải tuân thủ theo cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan tới các hiệp định WTO. Các số liệu từ 1/1/1995 cho tới hết năm 2004 thật đáng khích lệ: đã có 324 đơn khởi kiện được đưa ra WTO và thú vị là đơn khởi kiện thứ 324 chính là của Thái lan khởi kiện Hoa kỳ về việc Hoa kỳ áp dụng các biện pháp tạm thời chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Thái lan (tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng bị liên quan trong vụ kiện chống bán phá giá này tại Hoa kỳ). Số liệu của WTO cho thấy sự phân bổ các vụ việc trong 10 năm qua (theo số thứ tự của WTO) như sau: năm 1995 vụ từ số 1 tới 22; 1996 vụ từ số 23 tới 64; 1997 vụ từ số 65 tới 110; 1998 vụ từ số 111 tới 154; 1999 vụ từ số 155 tới 185; 2000 vụ từ số 186 tới 215; 2001 vụ từ số 216 242; 2002 vụ từ số 243 tới 276; 2003 vụ từ số 277 tới 304 và năm 2004 vụ từ số 305 tới 324.Các số liệu về vụ việc trên đây có thể được giải thích theo các hướng khác nhau, nhưng một điều rõ ràng là cơ chế DSM đã được sử dụng thường xuyên hơn (số liệu các vụ tranh chấp trong 10 năm đã vượt quá tổng số các vụ tranh chấp có trong lịch sử gần 50 năm của GATT) và đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống thương mại đa phương. Một điều quan trọng nữa là cơ chế đã đem lại một sự rõ ràng và lường trước được kết quả giải quyết vụ kiện khi các phán quyết (báo cáo) được cơ quan giải quyết tranh chấp WTO thông qua ngày càng có sự nhất quán, thống nhất cao, nhất là đối với các báo cáo của Cơ quan phúc thẩm. Chính vì vậy mà tỷ lệ các vụ kiện được hoà giải là rất cao (hơn 50%) mà không cần đi hết tố tụng và có khoảng trên 60% các vụ kiện đã được kháng cáo sau khi được xem xét ở cấp Ban hội thẩm (panel). Điều đáng mừng nữa là hầu hết các phán quyết đã được các nước thua kiện tự nguyện thi hành và chỉ có khoảng dưới 10 vụ trong 9 năm tồn tại WTO là cần đến các biện pháp trả đũa để gây sức ép cho nước thua kiện phải thi hành phán quyết, trong đó có các vụ về Thịt bò hocmôn của EC, Chuối của EC, Miễn thuế thu nhập cho các công ty bán hàng ở nước ngoài của Hoa kỳ, Tu án chính Byrd của Hoa kỳ… đã được nói tới nhiều.Về các quy định điều chỉnh DSM của WTO có thể nêu vắn tắt như sau. So với GATT trước đây thì các quy định của WTO về giải quyết tranh chấp đã có bước phát triển rất lớn. Mặc dù căn cứ khởi kiện là như nhau (Điều XXII và Điều XXIII của GATT), nhưng GATT trước đây về cơ bản chỉ có 2 điều (Điều XXII và Điều XXIII của GATT) về giải quyết tranh chấp. Trong khi đó thì WTO ngoài Điều XXII và Điều XXIII của GATT còn có cả một Thoả thuận DSU gồm 27 điều và 4 phụ lục điều chỉnh toàn bộ các thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, trong các tranh chấp liên quan tới một số vấn đề thương mại cụ thể thì còn có các quy định đặc biệt hay bổ sung được quy định tại một số hiệp định liên quan (được liệt kê tại Phụ lục 2 của DSU). Theo Điều 1.2 của DSU thì các quy định đặc biệt hay bổ sung này có giá trị ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định này với các quy định của DSU. Tuy nhiên, các quy định của DSU vẫn được coi là xương sống của cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) của WTO trong việc bảo đảm thi hành các quy định của WTO và có thể tóm tắt như sau:Mốc thời gian cho một quy trình tố tụng thông thường
- DSM là Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại.
- Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế .
Thuật ngữ tương tự – liên quan
Danh sách các thuật ngữ liên quan DSM
Tổng kết
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Kinh tế DSM là gì? (hay Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại nghĩa là gì?) Định nghĩa DSM là gì? Ý nghĩa, ví dụ mẫu, phân biệt và hướng dẫn cách sử dụng DSM / Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại. Truy cập tudien.com.vn để tra cứu thông tin các thuật ngữ kinh tế, IT được cập nhật liên tục