KỸ THUẬT BĂNG BÓ
1. MỤC ĐÍCH
– Tạo ra áp lực lên phần cơ thể.
– Bất động phần cơ thể.
– Nâng đỡ vết thương.
– Giảm hoặc dự phòng phù nề.
– Cố định nẹp.
– Cố định băng gạc.
2. NGUYÊN TẮC BĂNG
– Băng đúng sẽ không gây ra tổn thương vùng mô bên dưới, vùng lân cận hoặc tạo ra sự khó chịu cho bệnh nhân.
Ví dụ: băng ngực phải không được quá chặt làm hạn chế sự giãn nở lồng ngực.
– Quan sát vùng da xem có tình trạng trầy xước, phù, sự đổi màu, hoặc bờ vết thương kín chưa.
– Che phần vết thương bị hở hoặc vùng trầy xước bằng gạc vô khuẩn.
– Đánh giá tình trạng của gạc và thay nếu gạc bị bẩn.
– Kiểm tra vùng cơ thể phía dưới hoặc những vùng xa đối với vị trí băng để phát hiện dấu hiệu thiếu tuần hoàn máu (lạnh, tái, xanh tím, mạch yếu hoặc không có, sưng phồng hoặc tê, và cảm giác bị châm chích).
Sau khi băng xong, người điều dưỡng đánh giá, viết báo cáo những thay đổi tuần hoàn, tình trạng vùng da, mức độ dễ chịu và chức năng cơ thể cũng như sự vận động của bệnh nhân.
Có thể nới lỏng ra hoặc điều chỉnh băng lại khi cần thiết. Người điều dưỡng nên hỏi y lệnh của bác sĩ trước khi điều chỉnh nếu băng được làm bởi bác sĩ. Cần giải thích cho bệnh nhân biết băng thường tạo cảm giác tương đối chặt. Băng nên được đánh giá cẩn thận để đảm bảo rằng nó được băng thích hợp với mục đích điều trị, băng bẩn nên thay băng mới. Nếu gạc ẩm nên thay băng vì đó là điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển.
3. CÁC LOẠI BĂNG
3.1.
Băng bụng (hình 9.1)
Hình 9.1. Băng bụng và băng chữ T (a) nam, b) nữ) |
Băng bụng để nâng đỡ vết mổ bụng lớn, vết thương dễ bị căng khi bệnh nhân di chuyển hoặc ho. Phải đảm bảo băng bụng với khoá an toàn.
3.2. Băng chữ T
Như ý nghĩa của tên, giống như chữ T, được sử dụng để cố định vùng hậu môn và đáy chậu. Chữ T đơn giản một ngành dùng cho phụ nữ, còn chữ T hai ngành dùng cho nam giới.
Dải ngang của băng phải đảm bảo chặt quanh hông, dải dọc đi qua giữa hai chân từ sau ra trước và gắn vào phía trước của dải ngang. Băng chữ T dễ bị bẩn vì vậy phải thường xuyên thay đổi, cần tránh kích thích vùng bẹn, bìu và niệu đạo.
3.3. Băng treo
Dùng để nâng đỡ cánh tay, cẳng tay, khi bị bong gân hoặc gãy xương. Bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm ngửa khi làm thủ thuật này, người điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân gấp khuỷu 90o, cẳng tay bắt chéo trước ngực. Mở băng treo hình tam giác, treo cẳng tay vào cổ, chú ý để cạnh đáy của băng ở cổ tay, còn đỉnh của tam giác nằm ở khuỷu (hình 9.2). Khi buộc hai dây với nhau ở cổ, nên để nút cột một bên. Cẳng tay và bàn tay luôn luôn được giữ ở vị trí cao hơn khuỷu để tránh tình trạng phù nề.
Hình 9.2. Băng treo |
3.4. Băng cuộn
Băng sẵn có từng cuộn với chiều rộng và chất liệu khác nhau, bao gồm vải gạc, đàn hồi, vải ílannen, và muslin. Vải gạc nhẹ, uốn một cách dễ dàng quanh các đường viền của cơ thể, cho phép sự tuần hoàn lưu thông dễ dàng để dự phòng loét ép da.
Băng đàn hồi cố định tốt những phần của cơ thể, thường được sử dụng để ép những phần của cơ thể. Băng vải ílannen và muslin dày hơn vải gạc, do đó sẽ mạnh hơn khi dùng để nâng đỡ hoặc để ép
Băng thun dùng để băng ép, băng khi bệnh nhân bong gân, sai khớp đã được kéo nắn (đối với khớp nhỏ).
Băng cao su (Esmarch) được làm bằng cao su mỏng có độ chun giãn, rộng 5 – 8cm, dài 1 – 2m. Dùng đê garô cầm máu, trong sơ cứu vêt thương động mạch, hoặc trong phẫu thuật chi trên, chi dưới.
Băng thạch cao là loại băng cuộn vải, trải đều bột thạch cao lên bề mặt rồi cuộn lại. Dùng đê cố định khi gãy xương, bong gân, sai khớp. Khi dùng phải ngâm vào nước.
4. KỸ THUẬT BĂNG
4.1. Nguyên tắc khi dùng băng cuộn
– Giải thích cho bệnh nhân biêt công việc sắp làm.
– Cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thê thoải mái.
– Điều dưỡng viên đứng hoặc ngồi ở vị trí thuận lợi đê băng vêt thương.
– Những chỗ cần kê cao đê băng như: cẳng chân, đùi, xương chậu phải có gối, giá đỡ.
– Chỗ da băng bó phải sạch sẽ, khô ráo, chỗ hai mặt da tiêp giáp nhau như kẽ ngón tay, ngón chân; dưới vú đối với nữ… phải có băng gạc lót.
– Khi băng, đưa cao cuộn băng, đặt đầu băng vào chỗ băng. Tay trái giữ lấy đầu băng, tay phải cầm thân băng, vừa băng vừa nới cuộn băng. Bắt đầu thường phải băng 2 vòng đê khóa.
– Khi băng tứ chi phải băng từ ngọn chi đên gốc chi, đê giảm sung huyêt hoặc phù nề, các đầu chi đê hở đê theo dõi tuần hoàn ở chi đó.
– Mỗi vòng băng phải cuộn đều tay, chặt vừa, không được đê lỏng quá dễ tuột, chặt quá bệnh nhân đau và ảnh hưởng đên tuần hoàn của vùng băng.
– Khi băng, vòng sau chồng lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3, cự ly chồng lên nhau phải đều đặn, chỗ bắt chéo cũng phải đều.
– Cuối cùng là vòng cố định đê giữ băng, có thê dùng kim băng, móc bấm, băng keo, nút buộc, song không được cố định ở:
+ Trên vêt thương hoặc chỗ bị viêm.
+ Trên chỗ xương lồi hay mặt trong chi.
+ Vị trí người bệnh nằm đè lên.
+ Vị trí dễ cọ xát.
4.2. Các kiểu băng cuộn cơ bản (hình 9.3)
4.2.1. Cách bắt đầu băng
– Băng vòng thứ nhất, gấp một góc của đầu băng làm vòng khóa.
– Băng lại vòng thứ hai.
– Vòng thứ ba sẽ băng theo các kiêu băng cơ bản.
Hình 9.3. Các kiểu băng cuộn cơ bản
Băng vòng gấp lại
4.2.2. Có 6 kiểu băng cơ bản: tùy từng trường hợp để áp dụng băng cho thích hợp.
4.2.2.1. Băng rắn quấn
– Hai vòng đầu băng vòng để làm vòng khóa.
– Băng chạy dần lên trên, vòng sau không đè lên vòng trước, giữa 2 vòng có khoảng trống.
– Áp dụng để giữ gạc che vết thương, hay cố định nẹp tạm thời khi bất động.
4.2.2.2. Băng xoáy ốc
– Băng giống băng rắn quấn, nhưng vòng sau quấn đè lên vòng trước 1/2 hay 2/3.
– Áp dụng băng chỗ bắp thịt đều nhau (cánh tay, ngón tay…).
4.2.2.3. Băng chữ nhân
Hai vòng đầu băng vòng để làm vòng khóa. Sau đó băng chếch lên trên, đến vết thương gấp lại nửa dải băng, băng xuống dưới và vòng ra sau. Cứ băng như thế đến khi che hết vết thương.
4.2.2.4. Băng số 8
Băng theo hình rắn quấn, nhưng lượt lên và lượt xuống bắt chéo nhau, vòng sau bắt chéo vòng trước ở phía trên, đè lên 1/2 hay 2/3 vòng trước.
Thường dùng cách này để cố định xương như khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối và bẹn…
4.2.2.5. Băng vòng gấp lại (băng hồi quy)
– Băng vòng gấp lại nhiều lần từ trước ra sau, rồi từ sau ra trước. Vòng thứ nhất thường băng ở giữa và các vòng sau băng lan dần sang hai bên. Mỗi vòng đều trở về chỗ bắt đầu cho đến khi băng kín chỗ cần băng. Chạy một vòng băng quanh để giữ các chỗ gấp.
– Thường dùng cách này để băng: đầu, đầu các ngón tay, đầu các mỏm cụt.
4.2.2.6. Băng vòng
Sau 2 vòng có khoá, vòng sau đè lên toàn bộ vòng trước.
5. QUY TRÌNH BĂNG NÂNG ĐỠ BỤNG VÀ BĂNG CHỮ T
5.1. Quan sát bệnh nhân về những nhu cầu để nâng đỡ vùng ngực hoặc bụng Quan sát khả năng thở sâu và ho hiệu quả.
5.2. Quan sát sự biến đổi da hiện tại hoặc khả năng sẽ có
Quan sát sự khó chịu, kích thích, sự trầy xước, quan sát bề mặt vùng da, đối chiếu hai bên cơ thể để đánh giá, xem có dị ứng với băng keo dùng để dán cố định không?
5.3. Xem lại hồ sơ có chỉ định những loại băng đặc biệt không và lý do tại sao?
5.4. Tập hợp những thông tin cần thiết về kích thước của bệnh nhân và băng thích hợp
5.5. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết
5.5.1. Băng bụng
– Vải hoặc băng thẳng đàn hồi.
– Kim găm an toàn.
5.5.2. Băng chữ T đơn hoặc đôi
– Băng có kích thước thích hợp.
– Kim găm an toàn, hai cái cho loại đơn và ba cái cho loại đôi.
5.6. Giải thích thủ thuật cho bệnh nhân và kéo rèm, đóng cửa
5.7. Rửa tay
(Xem bài rửa tay thường quy).
5.8. Băng
5.8.1. Băng bụng
– Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi cao và gối hơi cong.
– Hướng dẫn và giúp bệnh nhân nằm nghiêng trong khi dùng tay nâng đỡ vết mổ.
– Đặt đầu xếp của băng dưới lưng bệnh nhân.
– Quấn băng quanh bụng bệnh nhân từ mu cho đến dưới bờ sườn.
– Cho bệnh nhân nằm ngửa.
– Vòng quanh vòng băng còn lại.
– Cố định băng.
– Đánh giá khả năng thở sâu và ho của bệnh nhân.
– Hỏi bệnh nhân về sự khó chịu.
– Kéo căng băng nếu cần thiết.
5.8.2. Băng chữ T
– Cho bệnh nhân nằm nghiêng.
– Nâng hông bệnh nhân lên, luồn dải ngang vào trên mào chậu, dải dọc kéo xuống mông. Cố định dải ngang bằng khoá.
– Đối với băng 1 dải dọc, thì luồn dải dọc qua đáy chậu, cố định vào giữa dải ngang.
– Đối với băng 2 dải dọc, thì luồn 2 dải dọc xuống đáy chậu, vòng lên 2 bên bìu và dương vật. Cố định vào 2 bên dải ngang.
– Đánh giá sự thuận lợi của bệnh nhân thông qua các động tác đi, đứng, nằm…
– Tháo dải dọc khi đi vệ sinh hay tiểu tiện.
5.9. Thu dọn dụng cụ
5.10. Quan sát vùng da, tuần hoàn, đặc điểm của vết thương. Ghi nhận sự dễ chịu của bệnh nhân
6. THEO DÕI BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN SAU KHI BĂNG
6.1. Bình thường
Nạn nhân không có biểu hiện gì đặc biệt cả, chỉ có cảm giác đau tại vết thương.
So sánh đầu xa của hai chi với nhau, thấy màu sắc và độ ấm tương đương nhau.
6.2. Bất thường
– Hỏi: Nạn nhân có cảm giác đau nhức khó chịu, cử động khó ở phía dưới nơi băng, hoặc đầu ngón của chi. Tê rần, cảm giác kiến bò, hay mất cảm giác đầu chi.
– Nhìn:
Hình dạng đầu các ngón của chi to hơn bình thường.
Màu sắc: mới băng tím đỏ, lâu dần xanh tái.
– Sờ:
Đầu chi lạnh, thời gian vi tuần hoàn kéo dài.
Bắt mạch ở phía dưới không bắt được.
– Xử trí: Nhanh chóng cởi băng, băng lại và phải để bảo đảm lưu thông tuần hoàn được tốt.
EBOOK – SÁCH ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
VÔ KHUẨN – TIỆT KHUẨN
CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH
CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN GIỚI TÍNH
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN HỆ TIẾT NIỆU
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN Ở HỆ TIÊU HOÁ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN KHI ĐAU
CHĂM SÓC RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU
CHĂM SÓC CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ
ĐO DẤU HIỆU SỐNG
KỸ THUẬT TIÊM THUỐC
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
THÔNG TIỂU
THỤT THÁO
PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP, NGỪNG TUẦN HOÀN
RỬA TAY NGOẠI KHOA (SCRUBBING)
MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG TAY VÔ TRÙNG (GOWNING AND CLOSED GLOVING)
KỸ THUẬT BĂNG BÓ
RỬA TAY THƯỜNG QUY
THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG ỐNG DẪN LƯU
CÁCH LẤY MỘT SỐ BỆNH PHẨM ĐỂ LÀM XÉT NGHIỆM
ĐẶT XÔNG DẠ DÀY – RỬA DẠ DÀY
LIỆU PHÁP ÔXY
TRỢ GIÚP THẦY THUỐC CHỌC DÒ TUỶ SỐNG, MÀNG BỤNG, MÀNG PHỔI VÀ MÀNG TIM
ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO – RA
DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP
SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT
SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN DO NƯỚC
SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN DO NHIỆT
TRỢ GIÚP THẦY THUỐC ĐẶT CATHETER VÀ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
SƠ CỨU GÃY XƯƠNG