RỬA TAY THƯỜNG QUY
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Rửa tay là một biện pháp loại bỏ những tác nhân gây bệnh ra khỏi da.
1.1.1. Thuật ngữ
– Vô khuẩn (Asepsis): không có vi khuẩn gây bệnh.
+ Vô khuẩn ngoại khoa (Surgical asepsis): là tạo nên một vô khuẩn tuyệt đối các vật thể (ví dụ: dụng cụ, găng tay…) khi các vật thể này tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với vết thương.
+ Vô khuẩn nội khoa (Medical asepsis): là biện pháp phòng ngừa sự lây truyền của các tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác. Nhưng không đòi hỏi các dụng cụ phải được tiệt khuẩn (ví dụ: ống nghe, máy đo huyết áp…).
– Rửa sạch (Clean): loại bỏ các chất bẩn như bùn, đất…
– Truyền bệnh (Contamination): trong vô khuẩn nội khoa, là sự tiếp xúc trực tiếp của vi khuẩn từ người bệnh này sang người bệnh khác trong bệnh viện (lây chéo) hoặc vi khuẩn truyền từ người bệnh sang nhân viên y tế do quá trình làm việc.
– Nhiễm khuẩn (Infection): là sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở bất cứ vùng nào của cơ thể và từ đó nó gây ra những triệu chứng và hội chứng bệnh lý.
– Vi khuẩn: là những vi sinh vật, chúng có thể gây bệnh hoặc không gây bệnh.
– Vi khuẩn gây bệnh (Pathogenic microorganisms): là những vi sinh vật gây bệnh.
– Tiệt khuẩn (Sterile): là dùng các tác nhân vật lý, hóa học để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi các vật thể để trở thành vô khuẩn.
1.1.2. Mục đích
– Đề phòng một sự lây truyền trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật từ người này sang người khác.
– Tạo ra một môi trường bệnh viện sạch sẽ.
2. KẾ HOẠCH ĐIỀU DƯỠNG
2.1. Mục tiêu
– Dự phòng lây nhiễm của bàn tay.
– Loại bỏ tối đa các tác nhân gây bệnh hiện diện trên da.
– Đề phòng sự lây nhiễm chéo.
– Giáo dục cho nhân viên, bệnh nhân và gia đình biết vệ sinh cá nhân tốt.
– Giảm thiểu tối đa nhiễm khuẩn bàn tay.
2.2. Giáo dục nhân viên y tế, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
– Rửa tay cần được thực hiện cho tất cả nhân viên y tế đến bệnh viện cũng như trước khi rời bệnh viện.
– Rửa tay là điều cơ bản nhất trước và sau khi chăm sóc một bệnh nhân.
– Đồ trang sức, đồng hồ, nhẫn cần được tháo ra vì vi khuẩn thường trú ẩn tại các vị trí này.
– Chăm sóc móng tay trước giờ làm việc được xem như vệ sinh hằng ngày.
– Tránh làm cho da bị kích thích đến mức thấp nhất.
– Da bị kích thích có thể làm cho nhiễm trùng thứ phát.
– Cần giáo dục cho bệnh nhân và gia đình họ những điều cơ bản về rửa tay.
– Phải giáo dục cho bệnh nhân hiểu biết khi nào thì phải rửa tay và phải rửa tay như thế nào cho đúng quy cách.
– Những thời điểm bệnh nhân cần phải rửa tay:
+ Trước khi ăn.
+ Theo sau một sinh hoạt cá nhân mà bàn tay bệnh nhân tiếp xúc với cơ quan sinh dục ngoài, vùng hậu môn, hay những vật bẩn…
2.3. Vật dụng để rửa tay
Dụng cụ cắt móng tay và giũa móng tay, xà phòng, nước, nước sát trùng, khăn lau.
3. thực hành điều Dưỡng
Kỹ thuật tiến hành
– Điều dưỡng viên cần phải rửa tay:
+ Trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.
+ Sau khi tiếp xúc với các dụng cụ có nhiễm khuẩn.
+ Trước khi thực hiện, hoặc phụ bác sĩ thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.
+ Điều dưỡng viên phải đứng ngay ngắn trước chậu rửa (lavabo) (hình 8.1) không được tựa áo quần vào chậu.
Hình 8.1. Chậu rửa tay thường quy
– Xà phòng và nước phải dễ điều khiển bằng tay, chân hoặc tự động.
– Khi cho dòng nước chảy không được văng tung tóe vì có thể đưa vi khuẩn từ chậu nước trở lại áo quần.
– Nước dùng rửa tay có thể mát hoặc ấm. Nước nóng dễ tẩy các chất dầu mỡ và khô nhanh.
– Sau khi cho dòng nước ướt hai bàn tay thì bắt đầu xoa xà phòng và cọ xát hai bàn tay cho sủi bọt lên. Những bọt này là yếu tố làm loại bỏ những nơi vi trùng ẩn náu.
– Cọ xát hai bàn tay dưới dòng nước giúp cho sự loại bỏ vi khuẩn dễ dàng.
– Các ngón tay của 2 bàn tay đang chéo nhau, các kẽ ngón tay cũng được rửa sạch.
– Thông thường vi sinh vật ẩn núp nhiều dưới móng tay.
– Hai bàn tay cọ xát nhau trong vòng 20 – 25 giây, sau đó cọ rửa mu bàn tay và gan bàn tay đến các kẽ ngón tay trong vòng 25 giây.
– Phải để bàn tay và cổ tay dưới dòng nước chảy, thông thường dòng nước chảy từ khuỷu tay xuống đầu mút ngón tay. Vi khuẩn sẽ theo dòng nước vào chậu nước hơn là đi ngược trở lên khuỷu tay.
– Cắt móng tay và rửa sạch là điều cơ bản để làm giảm tối đa sự phát triển vi khuẩn ở dưới móng tay.
– Tất cả vi sinh vật đều cần nước để phát triển. Do đó, sau khi rửa tay xong phải lau tay khô từ ngón tay cho đến cẳng tay.
EBOOK – SÁCH ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
VÔ KHUẨN – TIỆT KHUẨN
CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH
CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN GIỚI TÍNH
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN HỆ TIẾT NIỆU
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN Ở HỆ TIÊU HOÁ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN KHI ĐAU
CHĂM SÓC RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU
CHĂM SÓC CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ
ĐO DẤU HIỆU SỐNG
KỸ THUẬT TIÊM THUỐC
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
THÔNG TIỂU
THỤT THÁO
PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP, NGỪNG TUẦN HOÀN
RỬA TAY NGOẠI KHOA (SCRUBBING)
MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG TAY VÔ TRÙNG (GOWNING AND CLOSED GLOVING)
KỸ THUẬT BĂNG BÓ
RỬA TAY THƯỜNG QUY
THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG ỐNG DẪN LƯU
CÁCH LẤY MỘT SỐ BỆNH PHẨM ĐỂ LÀM XÉT NGHIỆM
ĐẶT XÔNG DẠ DÀY – RỬA DẠ DÀY
LIỆU PHÁP ÔXY
TRỢ GIÚP THẦY THUỐC CHỌC DÒ TUỶ SỐNG, MÀNG BỤNG, MÀNG PHỔI VÀ MÀNG TIM
ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO – RA
DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP
SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT
SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN DO NƯỚC
SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN DO NHIỆT
TRỢ GIÚP THẦY THUỐC ĐẶT CATHETER VÀ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
SƠ CỨU GÃY XƯƠNG