THIẾT LẬP HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ
1. Định nghĩa:
Tuần hoàn ngoài cơ thể là 1 kỹ thuật không sinh lý, cho phép thay thế toàn bộ hay 1 phần chức năng của tim và phổi để đảm bảo tuới máu và cung cấp duỡng khí đến mô . Điều này giúp phẫu thuật viên làm việc trên 1 trái tim không đập và có 1 phẫu truờng sạch do máu đuợc đưa ra tuần hoàn nhân tạo bên ngoài để thấy rõ các sang thuơng, từ đó có những thao tác chính xác trong lúc sửa chữa các sang thuơng này.
2. Hồ sơ bệnh nhân: đánh giá tình trạng bệnh nhân truớc phẫu thuật và nhằm thiết
lập hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể phù hợp
– Hành chính: tên, tuổi, chiều cao, cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể, chẩn đoán bệnh lý, tiền căn
– Xét nghiệm tiền phẫu, siêu âm
– Phuơng pháp phẫu thuật dự kiến
3. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ :
a. Thiết bị tim phổi nhân tạo:
– Máy tuần hoàn ngoài cơ thể
– Máy trao đổi thân nhiệt
– Nệm nuớc
– Bộ phận trộn khí
– Máy Cell saver
– Bộ lọc và c ô đặc máu (Hemoconcentrator)
b. Thiết bị theo dõi liên tục:
– Monitoring theo dõi mạch, ECG, huyết áp động mạch xâm lấn, nhiệt độ bệnh nhân
– BIS: theo dõi độ mê
– NIRS: đo độ bão ho à oxy máu tĩnh mạch não
– SvO2: đo độ bão ho à oxy máu tĩnh mạch trộn hệ thống
– Áp lực dội nguợc động mạch có báo động
– Cảm biến theo dõi mức máu trong bình chứa tĩnh mạch có báo động
c. Dụng cụ:
– Các loại ống dẫn: động mạch, tĩnh mạch, ống hút, đuờng truyền liệt tim
– Bộ phổi nhân tạo (oxygenator và reservoir)
– Hệ thống dây dẫn kết nối
d. Các loại dung dịch:
– Dung dịch mồi: Bicarbonate sodium, Voluven, Gelafunsin, Ringer, Mannitol, Hồng cầu lắng, Huyết tuơng tuơi đông lạnh, Albumin…
– Thuốc: Kháng đ ông heparin, kháng sinh dự phòng, CaCl2, dung dịch liệt tim DBL…
4. Thiết lập hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể:
a. Lắp hệ thống dây dẫn và bộ phổi nhân tạo lên máy tuần hoàn ngoài cơ thể: lựa chọn tuỳ theo cân nặng, luu luợng tối đa của bệnh nhân
b. Priming hệ thống tuần hoàn nhân tạo bằng các loại dung dịch mồi: số luợng và loại dung dịch cho vào tuỳ theo bệnh lý, tuổi, cân nặng, Hct của bệnh nhân.
c. Kết nối hệ thống tuần hoàn trên máy tim phổi nhân tạo với hệ thống dây dẫn từ phẫu thuật viên
– Dây dẫn động – tĩnh mạch
– Dây hút máu lại phẫu truờng
– Dây hút máu tim trái
– Dây dẫn hệ thống làm liệt tim
– Dây hút dịch không cần thiết ra ngoài qua hệ thống hút âm tuờng
d. Kết nối đầy đủ hệ thống cảnh báo và theo dõi liên tục hay hệ thống lọc máu nếu có chỉ định
e. Đuổi sạch khí hoàn toàn trong hệ thống tuần hoàn nhân tạo, kể cả hệ thống đuờng truyền liệt tim
f. Gắn kết bộ lọc và c ô đặc máu vào hệ thống sau khi đã priming bộ lọc bằng dung dịch tinh thể (thuờng l à nuớc muối sinh lý)
g. Kiểm tra các đuờng hút: phẫu truờng, tim trái, hay hút vào hệ thống của máy Cell saver (nếu có)
h. Tiêm Heparin vào bệnh nhân (PTV hoặc gây mê thực hiện) và thử ACT truớc khi đặt các loại ống dẫn vào bệnh nhân: liều 3mg/kg, mức ACT cần đạt > 300-350 giây
i. Đặt ống dẫn ( canula) động mạch và tĩnh mạch . Lúc này đuợc phép hút máu về bình chứa tĩnh mạch
– Lựa chọn ống dẫn: tuỳ theo luu luợng tối đa cho mỗi bệnh nhân, kích thuớc động v tĩnh mạch
– Kỹ thuật đặt:
✓ Đặt ống dẫn động mạch: vị trí tại quai động mạch chủ lên, hay động mạch đùi hoặc động mạch cánh tay, duới đòn . . tuỳ thuộc vào bệnh lý phẫu thuật. Có thể đặt 1 hoặc 2 vị trí phối hợp.
• Đặt ống dẫn tĩnh mạch: 2 ống dẫn tại tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ duới hoặc 1 ống dẫn duy nhất 2 tầng.v . . v . .
j. Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể thật đầy đủ theo 1 danh sách có sẵn (check list) truớc khi bắt đầu chạy tuần hoàn ngoài cơ thể
k. Chỉ bắt đầu tuần hoàn khi AC T > 400”
l. Bắt đầu tuần hoàn: khi đạt luu luợng tối đa nhu đã tính sẵn cho bệnh nhân (full flow), ngung thở máy.
m. Thiết lập hệ thống liệt tim:
– Kết nối và làm sạch khí đường truyền liệt tim
– Kẹp động mạch chủ và bơm dung dịch liệt tim theo kỹ thuật liệt tim bằng máu theo nhiệt độ bệnh nhân với công thức đã tính sẵn
– Kiểm soát áp lực bơm dung dịch liệt tim và khả năng liệt tim
– Nhắc lại sau mỗi 15- 20 phút hoặc khi có dấu hiệu tim đập lại
n. Tiến hành phẫu thuật sửa chữa bệnh lý tim