Hướng dẫn điều trị nhiễm trùng rốn sau sinh
(Bệnh viện Hùng Vương)
1. ĐỊNH NGHĨA
Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sanh, có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và xung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Chẩn đoán xác định
Rốn có mủ, quầng đỏ nề quanh rốn + cấy dịch rốn dương tính
2.2 Chẩn đoán có thể
Rốn có mủ, quầng đỏ nề quanh rốn
2.3 Phân độ (theo Tổ chức Y tế thế giới)
– Nhiễm trùng rốn khu trú: mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu.
– Nhiễm trùng rốn nặng: nhiễm trùng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn đường kính > 2 cm.
2.4 Chẩn đoán phân biệt
– U hạt rốn
– Rốn – niệu
– Rốn – tiêu hóa
3. ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG RỐN
3.1 Nguyên tắc điều trị
– Điều trị nhiễm trùng
– Giúp rốn mau rụng và khô
3.2 Kháng sinh
– Trường hợp chân rốn có mủ tại chỗ: Oxacillin uống x 5-7 ngày
– Trường hợp rốn mủ và nề đỏ cứng quanh rốn: Oxacillin TM + Gentamycin TB. Nếu không đáp ứng hoặc viêm rốn nặng thêm dùng Cefotaxim.
3.3 Săn sóc rốn
– Cần làm mỗi ngày nhằm làm giảm tình trạng nhiễm trùng và rốn mau khô và rụng.
3.4 Săn sóc tại nhà
– Thân nhân cần đuợc Hướng dẫn chăm sóc rốn tại nhà và dặn tái khám nếu có bất thường rốn.
3.5 Phòng ngừa
– Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sanh
– Cắt và cột rốn bằng dụng cụ vô trùng
– Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ
– Để rốn hở và khô, tránh đắp hóa chất hay vật lạ vào rốn
– Thân nhân cần phải quan sát rốn mỗi ngày để phát hiện sớm nhiễm trùng.
Nhi khoa