KỸ THUẬT TIÊM THUỐC
. ĐẠI CƯƠNG
Tiêm thuốc là một trong những động tác quan trọng để đưa thuốc vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như tiêm trong da, dưới da, trong cơ, tĩnh mạch hoặc một số đường khác cũng có thể sử dụng như tiêm vào động mạch, tiêm nội tủy, tiêm vào ổ khớp…
1.1. Mục đích
– Duy trì một nồng độ thuốc hằng định trong máu.
1.2. Tiêm thuốc được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Muốn có hiệu quả ngay.
– Thuốc không uống được hoặc không nên uống như:
+ Thuốc uống vào sẽ có ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hoá, ví dụ: uống kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân đã bị loạn khuẩn.
+ Thuốc uống vào không được hấp thu tốt do đường tiêu hoá của bệnh nhân bị tổn thương.
– Những trường hợp đặc biệt bệnh nhân không uống thuốc được.
– Trong những trường hợp cấp cứu cần có hiệu quả nhanh của thuốc. Khi uống thuốc còn phải hấp thu qua đường tiêu hoá, nên thời gian thuốc vào máu chậm hơn tiêm. Đặc biệt, khi tiêm tĩnh mạch thuốc trực tiếp vào máu nên phát huy tác dụng rất nhanh.
– Thuốc bị phá huỷ bởi dịch dạ dày, ví dụ: uống atropin sulfat.
– Trong các trường hợp bệnh nhân không uống được hoặc không nuốt được:
+ Bệnh nhân bị hôn mê, nôn liên tục, bệnh nhân bị bệnh ở thực quản.
+ Bệnh nhân tâm thần không chịu uống thuốc.
2. QUY TẮC TIÊM THUỐC
2.1. Vô trùng
– Bơm tiêm và các dụng cụ khác phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn.
– Tại vùng tiêm phải loại bỏ các chất lạ và sát khuẩn theo đường ly tâm bằng cồn iod hay cồn 70o
– Khi hút thuốc xong chưa tiêm ngay thì phải đậy đầu kim lại.
2.2. Không được trộn lẫn nhiều loại thuốc với nhau nếu không có chỉ định
2.3. Không được tiêm nhầm thuốc bằng cách thực hiện 5 đúng
Đúng thuốc, đúng liều, đúng bệnh nhân, đúng đường tiêm và đúng giờ.
2.4. Thử phản ứng thuốc
Một số thuốc tiêm có thể gây shock như penicillin, streptomycin…, nên khi tiêm phải thử phản ứng thuốc theo phương pháp lẫy da.
2.4.1. Cách tiến hành
Nhỏ một giọt thuốc thử đã pha và một giọt NaCl 9%0 lên mặt da trước cẳng tay. Hai giọt cách nhau khoảng 5cm và dùng mũi kim lẫy da ngay trên giọt thuốc và giọt NaCl 9%, đọc kết quả sau 10 phút.
2.4.2. Kết quả
– Dương tính:
+ : khi nổi sẩn đường kính < 0,5cm.
++ : khi nổi sẩn đường kính 0,5 – 0,8cm.
+++ : khi nổi sẩn đường kính 0,8 – 1,2cm.
++++: khi nổi sẩn đường kính > 1,2cm
– Dương tính giả khi ở giọt thuốc và NaCl 9% đều nổi sẩn như nhau.
Cần chú ý ở các bệnh nhân có dùng các thuốc trước khi làm phản ứng có thể gây nên âm tính giả như thuốc kháng histamin, corticoid.
. CÁC DỤNG CỤ TIÊM THUỐC
3.1. Bơm tiêm
Có nhiều loại, nhiều cỡ khác nhau tuỳ theo lượng thuốc cần tiêm.
3.1.1. Các loại bơm tiêm
– Bơm thuỷ tinh chịu nhiệt, nhìn thuốc rõ ràng, dễ tiệt khuẩn.
– Kim loại: dễ hấp sấy.
– Nhựa: loại dùng một lần (đã được tiệt khuẩn để sẵn trong túi nylon). Hiện nay hầu hết dùng loại nhựa.
Nhiều cỡ: 1ml, 2ml, 5ml, 10ml, 20ml, 50ml, 100ml… (hình 3.1).
Hình 3.1. Các cỡ bơm tiêm |
3.1.2. Cấu tạo bơm tiêm
Mỗi bơm tiêm có 2 bộ phận chính:
– Vỏ bơm tiêm (bộ phận chứa thuốc), ngoài vỏ bơm tiêm có ghi vạch ml, ở phía đầu có một núm nhỏ để lắp vừa khít đốc kim.
– Nòng bơm tiêm (plunger) để hút và bơm thuốc.
3.2. Kim tiêm
Thường làm bằng thép không gỉ cũng có nhiều cỡ để phù hợp với từng loại tiêm. Kim tiêm thường được ghi số từ 18 đến 27 (tiêm trong da: 26 – 27; tiêm dưới da: 25 – 27; tiêm bắp người lớn: 18 – 23, trẻ em: 25 – 27), lòng kim rỗng ở giữa, đầu vát nhọn và sắc (hình 3.2).
Hình 3.2. Các loại kim tiêm |
3.3. Thuốc tiêm và cách kiểm tra
3.3.1. Các dạng thuốc tiêm
– Ông pha sẵn, to nhỏ tuỳ loại 1ml, 2ml, 5ml, 10ml được đóng trong ống thuỷ tinh vô khuẩn bịt kín hai đầu (hình 3.3).
– Ống thuốc bột, khi tiêm mới pha kèm theo ống nước cất.
– Lọ thuốc bột có đầu bịt cao su, có thể trong có chứa không khí hoặc không.
3.3.2. Cách kiểm tra thuốc
– Trừ một số thuốc như propiodon, bismuth, procain thường thấy vẩn đục khi lắc còn đại bộ phận thuốc tiêm khác bao giờ cũng trong, do vậy trước khi tiêm phải kiểm tra lại thuốc tiêm, nếu thấy vẩn đục thì không được sử dụng, do bảo quản không tốt.
Hình 3.3. Các dạng thuốc tiêm |
– Thuốc tiêm thường đựng trong ống thuỷ tinh hàn kín đầu, có in hoặc dán nhãn hiệu, trước khi sử dụng bao giờ cũng phải xem ống thuốc có còn nguyên vẹn không, nếu mất nhãn hiệu hoặc rạn nứt thì phải vứt bỏ.
3.4. Các dụng cụ cần thiết khác khi tiêm
– Kẹp kocher có mấu và không mấu.
– Bông, cốc đựng bông có cồn.
– Thuốc sát khuẩn: cồn 70o – 90o, cồn iod, betadin.
– Dây garô (nếu tiêm tĩnh mạch), gối nhỏ kê vùng tiêm.
– Khay vô khuẩn, khay quả đậu hoặc túi đựng đồ bẩn.
– Hộp thuốc cấp cứu.
– Phiếu điều trị, đơn thuốc, sổ y lệnh.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Chuẩn bị dụng cụ
– Có buồng tiêm thoáng, sạch sẽ và đủ ấm, có giường cho bệnh nhân nằm. Nếu không có buồng tiêm thì phải có xe tiêm.
– Thuốc cấp cứu, các thuốc cần tiêm.
– Kim tiêm, bơm tiêm đủ các cỡ, thuốc sát khuẩn, băng dính, bông gạc, kẹp kocher, nẹp gỗ, sổ y lệnh…
4.2. Chuẩn bị bệnh nhân
– Bệnh nhân phải được thông báo trước để có thái độ hợp tác đúng đắn.
– Khi tiêm bệnh nhân ở tư thế thoải mái.
4.3. Người tiêm
– Bắt buộc mặc áo choàng, đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và sau đó sát khuẩn bằng cồn 70o, mang găng.
– Thận trọng, tỉ mỉ, nhanh nhẹn nắm chắc các bước sẽ làm.
– Biết được các quy tắc của tiêm thuốc.
5. KỸ THUẬT TIÊM
5.1. Vị trí các loại tiêm
5.1.1. Tiêm trong da
– Vị trí: mặt trước trong cẳng tay, bả vai, ngực, giữa đùi.
– Mục đích: test kháng nguyên hoặc lao.
– Số lượng: 0,01ml đến 0,1ml.
– Tốc độ hấp thu rất chậm.
5.1.2. Tiêm dưới da
– Vị trí: bụng, mặt sau ngoài cánh tay hoặc đùi.
– Mục đích: hấp thu thuốc chậm, tác dụng duy trì liên tục.
– Số lượng: thường không quá 1ml.
5.1.3. Tiêm bắp – Vị trí:
+ Tiêm bắp đùi (vastus laterralis injection site): mặt trước ngoài 1/3 giữa đùi
Mấu chuyển lớn xương đùi Vị trí tiêm ữ đùi Lồi cầu ngoải xương đùi |
Hình 3.4. Vị trí tiêm ở đùi
+ Tiêm bắp cơ Den-ta: 2 khoát ngón tay dưới mỏm cùng vai (hình 3.5).
+ Tiêm mông: có nhiều cách để xác định.
Vùng sau ngoài của mông (ventrogluteal injection site): cho bệnh nhân nằm nghiêng, dùng tay phải người tiêm cho mông trái bệnh nhân và tay trái cho mông phải. Xác định mấu chuyển lớn xương đùi, đặt lòng bàn tay vào mấu chuyển lớn. Ngón 2 hướng về gai chậu trước trên, ngón 3 dạng ra. Vùng chữ V giữa ngón 2 và ngón 3 để tiêm (hình 3.6)
Vùng sau của mông (dorsogluteal injection site): cho bệnh nhân nằm sấp, xác định mấu chuyển lớn xương đùi và gai chậu sau trên. Vùng tiêm ở vị trí 1/3 trên ngoài của đường nối này.
– Mục đích: thuốc hấp thu nhanh, thay đổi đường tiêm khi không tiêm được dưới da.
– Số lượng: khác nhau, trên 5ml thì chia làm 2 lần tiêm.
– Tốc độ hấp thu tuỳ thuộc vào tuần hoàn của bệnh nhân.
Hình 3.5. Vị trí tiêm ở cơ Den-ta |
5.1.4. Tiêm tĩnh mạch
Vị trí ở tất cả các tĩnh mạch. Tuy nhiên thường tiêm các tĩnh mạch ở nếp gấp khuỷu tay ít bị di động, tĩnh mạch ở cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, tĩnh mạch mắt cá trong. Ở trẻ nhỏ, tiêm ở tĩnh mạch đầu, trán, tĩnh mạch cổ…
5.2. Kỹ thuật lấy thuốc
5.2.1. Thuốc chai
– Cắt bỏ nắp đậy chai.
– Dùng bông tẩm povidin chùi nắp cao su của chai thuốc.
– Kim gắn chặt vào bơm tiêm, bỏ nắp kim tiêm.
– Rút nòng bơm tiêm để có một lượng khí tương đương với lượng dịch sẽ hút ra.
– Đâm vào chai thuốc, bơm khí vào.
– Hút thuốc ra với số lượng mong muốn.
– Đẩy hết bọt khí ra khỏi bơm tiêm.
– Kiểm tra lượng thuốc, rút kim tiêm.
Chú ý: Đảm bảo nguyên tắc vô trùng: tay không chạm nòng của bơm tiêm.
5.2.2. Thuốc ống
– Giữ ống thuốc giữa ngón 1 và ngón 2.
– Bẻ ống với một miếng gạc. Lật ngược ống thuốc.
– Cầm bơm kim tiêm bỏ nắp bảo vệ kim. Đưa kim vào hút, tránh đụng kim vào cổ ống thuốc (hình 3.7).
– Tay không chạm nòng của bơm tiêm.
Hình 3.7. Kỹ thuật lấy thuốc |
5.3. Kỹ thuật tiêm
5.3.1. Kỹ thuật tiêm trong da
5.3.1.1. Chỉ định
– Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
– Tiêm một số vaccin phòng bệnh.
5.3.1.2. Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
5.3.1.3. Kỹ thuật tiến hành
– Thực hiện 5 đúng.
– Rửa tay, mang găng.
– Giải thích cho bệnh nhân.
– Tìm vị trí tiêm thích hợp, da vùng đó không bị thương tổn.
– Kim bé, đường kính khoảng 0,4 – 0,5mm, dài 15 – 20mm, đầu vát ngắn.
– Bơm tiêm 1ml, có vạch chia 1/10ml. Ngoài ra còn có loại bơm tiêm nhỏ dài đặc biệt để tiêm vaccin, có độ khắc tỉ mỉ để tính liều nhỏ chính xác.
– Sát trùng da theo vòng xoáy ốc từ trong ra ngoài.
– Giữ cẳng tay, kéo căng da nhẹ nhàng. Tay trái nắm mặt sau cẳng tay vùng định tiêm, vừa đỡ tay người bệnh vừa dùng các ngón làm căng mặt da vùng định tiêm (hình 3.8).
– Đâm kim vào với góc 10 – 15o, vát kim hướng lên trên. Đâm kim vào, thấy mũi kim nằm dưới da, không rút nòng bơm tiêm.
– Bơm thuốc vào trong da.
– Đẩy nhẹ nhàng, quan sát tại chỗ tiêm nổi lên một nốt phồng.
– Rút kim, băng lại, không đè lên chỗ tiêm.
– Để bệnh nhân ở vị trí thích hợp.
5.3.2. Tiêm dưới da
5.3.2.1. Chỉ định
– Tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da.
– Thuốc dầu, thuốc kháng sinh…
5.3.2.2. Chống chỉ định
– Có tiền sử phản ứng với thuốc sẽ tiêm.
– Những thuốc gây hoại tử tổ chức.
5.3.2.3. Kỹ thuật tiến hành
– Thực hiện 5 đúng.
– Rửa tay, mang găng.
– Giải thích cho bệnh nhân.
– Kim tiêm đầu vát dài, đường kính 0,6 – 0,8mm, dài 25 – 30mm, bơm tiêm nhiều kích cỡ khác nhau.
– Bộc lộ và sát khuẩn vùng tiêm.
– Tay trái dùng ngón cái và ngón trỏ kéo da bệnh nhân lên.
– Tay phải đâm kim nhanh qua da vào dưới da, kim tiêm chếch 30o – 45o.
– Hút thử xem có máu không rồi mới bơm.
– Rút kim tiêm và sát khuẩn vùng tiêm.
Chú ý: Lựa chọn vùng tiêm thích hợp, thay đổi vị trí tiêm để tránh thương tổn mô.
5.3.3. Tiêm bắp
5.3.3.1. Chỉ định
– Thuốc dầu, thuốc sữa, thuốc kháng sinh…
– Thuốc chậm tan: muối bạc, thuỷ ngân…
5.3.3.2. Chống chỉ định
– Có tiền sử phản ứng với thuốc sẽ tiêm.
– Những thuốc gây hoại tử tổ chức.
5.3.3.3. Kỹ thuật tiến hành
– Thực hiện 5 đúng.
– Rửa tay, mang găng.
– Giải thích cho bệnh nhân.
– Kim có đường kính 0,8 – 1,2mm, đầu vát dài, chiều dài 30 – 40mm, bơm tiêm nhiều kích cỡ khác nhau.
– Bộc lộ và sát khuẩn vùng tiêm.
– Tay trái làm căng mặt da vùng định tiêm (hình 3.9).
– Tay phải cầm bơm tiêm mặt vát ngửa lên trên, tiêm chếch 60o – 90o so với mặt da.
– Trước khi bơm thuốc phải rút thử xem có máu không, vừa bơm thuốc vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân. Khi tiêm phải đảm bảo 2 nhanh 1 chậm: đâm kim nhanh, bơm thuốc vào chậm, khi hết thuốc rút kim nhanh.
– Rút kim tiêm và sát khuẩn lại vùng tiêm.
Hình 3.9. Kỹ thuật kéo căng da khi tiêm bắp |
5.3.4. Tiêm tĩnh mạch
5.3.4.1. Chỉ định
– Những thuốc có tác dụng nhanh, toàn thân, thuốc ăn mòn các mô, thuốc có khả năng gây đau.
– Thuốc không được tiêm bắp hay mô dưới da như CaCl2.
– Những dung dịch ưu trương, đẳng trương nếu tiêm với khối lượng lớn.
5.3.4.2. Chống chỉ định
Những loại thuốc dầu.
5.3.4.3. Kỹ thuật tiến hành
– Thực hiện 5 đúng.
– Rửa tay, mang găng.
– Giải thích cho bệnh nhân.
– Kim có đường kính 0,7 – 0,9mm, đầu vát ngắn, kim dài 20 – 30mm.
– Bơm tiêm nhiều kích cỡ khác nhau, dây garô.
– Chọn vị trí tiêm thích hợp.
– Buộc dây garô trên vị trí tiêm khoảng 3 – 5cm.
– Sát khuẩn vùng tiêm bằng cồn iod hay cồn 70o
– Tay trái dùng ngón 1 đè vào tĩnh mạch và kéo căng tĩnh mạch ra.
– Tay phải đâm kim chếch 30o ngay trên tĩnh mạch, mặt vát ngửa lên trên, sau đó hút thử nòng bơm tiêm xem có máu không, nếu có thì tay trái mở garô và từ từ bơm thuốc đến khi hết thuốc (hình 3.10).
– Rút kim nhanh và dùng bông ép vào vùng tiêm khoảng 3 phút.
6. TAI BIẾN
– Đau vùng tiêm.
– Lây truyền các bệnh: viêm gan virus, nhiễm HIV.
– Nhiễm trùng, abcess.
– Hoại tử.
– Vỡ tĩnh mạch, chèn ép mô lân cận.
– Tắc mạch do không khí.
– Dị ứng từ nhẹ đến nặng: ngứa, nổi mề đay, shock hay choáng phản vệ.
EBOOK – SÁCH ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
VÔ KHUẨN – TIỆT KHUẨN
CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH
CHO BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC
PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN GIỚI TÍNH
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN HỆ TIẾT NIỆU
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN Ở HỆ TIÊU HOÁ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN KHI ĐAU
CHĂM SÓC RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU
CHĂM SÓC CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ
ĐO DẤU HIỆU SỐNG
KỸ THUẬT TIÊM THUỐC
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
THÔNG TIỂU
THỤT THÁO
PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU BỆNH NHÂN NGỪNG HÔ HẤP, NGỪNG TUẦN HOÀN
RỬA TAY NGOẠI KHOA (SCRUBBING)
MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG TAY VÔ TRÙNG (GOWNING AND CLOSED GLOVING)
KỸ THUẬT BĂNG BÓ
RỬA TAY THƯỜNG QUY
THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG ỐNG DẪN LƯU
CÁCH LẤY MỘT SỐ BỆNH PHẨM ĐỂ LÀM XÉT NGHIỆM
ĐẶT XÔNG DẠ DÀY – RỬA DẠ DÀY
LIỆU PHÁP ÔXY
TRỢ GIÚP THẦY THUỐC CHỌC DÒ TUỶ SỐNG, MÀNG BỤNG, MÀNG PHỔI VÀ MÀNG TIM
ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO – RA
DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP
SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT
SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN DO NƯỚC
SƠ CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN DO NHIỆT
TRỢ GIÚP THẦY THUỐC ĐẶT CATHETER VÀ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
SƠ CỨU GÃY XƯƠNG